Các yếu tố khiến quảng cáo Facebook không hiệu quả

Các yếu tố khiến quảng cáo Facebook không hiệu quả

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Mọi người đều thừa nhận Facebook là một công cụ quảng cáo tuyệt vời như thế nào. Với một nền tảng dữ liệu nhiều tỷ người dùng toàn thế giới nói chung và 47.1 triệu tài khoản tại Việt Nam nói riêng, Facebook là một mảnh đất màu mỡ cho mục đích kinh doanh và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng.

Nhưng giữa tất cả các tính năng tuyệt vời đấy, có một sự thật phũ phàng là nhiều người, nếu không phải hầu hết các doanh nghiệp nhỏ phải vật lộn để có thể đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, ta không thể kết luận Facebook là một nền tảng không tốt để quảng cáo. Bạn vẫn có thể nhận được kết quả tuyệt vời từ Quảng cáo Facebook với ngân sách tiết kiệm hơn rất nhiều so với các kênh Marketing truyền thống khác. Tuy nhiên , ngày nay Quảng cáo Facebook cạnh tranh đến mức rất khó để có thể thành công lâu dài nếu bạn không dành thời gian để kiểm soát các chiến dịch quảng cáo, bạn có thể chi rất nhiều ngân sách và nhận lại rất ít kết quả khả quan.

Vì vậy, nếu bạn muốn kiểm soát tốt quảng cáo Facebook thì sau đây là các yếu tố quan trọng có thể khiến các chiến dịch quảng cáo Facebook bạn không hiệu quả.

1. Yếu tố đối tượng

1.1. Nhắm đối tượng quá hẹp 

Facebook cung cấp cho chúng ta khả năng nhắm đối tượng rất tuyệt vời. 

Bạn muốn nhắm đến những người có sở thích tập thể hình đang có xu hướng ở một mình và sắp đến ngày sinh nhật của họ, không dễ để tiếp cận nếu sử dụng Marketing truyền thống phải không, tuy nhiên đối với Facebook là không khó.

Nhắm-đối-tượng-Quảng-cáo-Facebook

Theo nguyên tắc chung, bạn càng nhắm đối tượng chi tiết thì các chiến dịch Facebook Ads của bạn sẽ càng hiệu quả hơn. Và đối tượng mục tiêu của bạn càng thu hẹp, bạn càng dễ dàng hơn trong việc thực thi các chiến dịch Marketing của mình.

Với khả năng chọn lọc mục tiêu chi tiết đến thế, tại sao chúng ta vẫn không đạt kết quả tốt khi chạy quảng cáo Facebook? 

Có một vấn đề với việc nhắm đối tượng quá cụ thể. Quảng cáo Facebook chủ yếu là một nền tảng tạo ra nhận thức về sản phẩm và thương hiệu. Không phải ai cũng ưu tiên Facebook như một nền tảng để kiếm quán ăn, tìm nơi học ngoại ngữ hay mua sắm vật phẩm gia đình.

Điều ấy sẽ tác động như thế nào đến các chiến dịch Marketing của bạn? 

Cho dù mục tiêu của bạn cụ thể đến mức nào, chỉ một tỷ lệ nhỏ khách hàng tiềm năng sẽ tương tác với quảng cáo của bạn. Khi bạn đang trong quá trình gia tăng nhận thức thương hiệu, bạn sẽ cần quan tâm về số lượng đối tượng hơn là một nhóm đối tượng quá nhỏ.

Đương nhiên Facebook vẫn cho phép ta chạy các dạng chiến dịch chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành đơn hàng, nhưng với các Fanpage mới khi đang cần gia tăng nhận thức thương hiệu thì chạy hình thức này sẽ khiến giá quảng cáo rất cao. 

Điều này đặc biệt đúng hơn khi bạn lần đầu tiên bắt đầu trên Quảng cáo Facebook.Có rất nhiều điều chưa biết về đối tượng và nếu bạn quá cụ thể với đối tượng của mình, đặc biệt là trong quá trình thử nghiệm thông điệp của bạn, bạn có thể khiến các chiến dịch Quảng cáo Facebook của mình trở nên khó kiểm soát.

1.2. Nhắm đối tượng quá rộng

Nhắm mục tiêu quá rộng có nghĩa là bạn sẽ chạm phải một số lượng lớn cạnh tranh giữa các đối thủ khác để tiếp cận tệp khách hàng đó. Điều này thường có nghĩa là bạn sẽ chi ngân sách nhiều hơn cho mỗi lần nhấp vào quảng cáo và có thể trải nghiệm số lần hiển thị bị ít hơn và tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn. Hơn nữa, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định khán giả có quan tâm đến quảng cáo của bạn hay không.

Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định trong đó tệp đối tượng rộng và ít chi tiết hơn là ổn, như khi mục tiêu của bạn là tăng nhận thức về thương hiệu và không quá thúc đẩy vào việc chuyển đổi. Nhưng ngay cả trong trường hợp này, bạn vẫn nên cân nhắc và lọc ra các đối tượng thật sự không liên quan đến sản phẩm của mình.

1.3. Nhắm sai đối tượng

Quảng cáo bạn sẽ kém đi độ hiệu quả khi nhắm sai đối tượng khách hàng. Điển hình nhất vẫn là độ tuổi.

Ví dụ bạn bán xe hơi nhưng chạy quảng cáo đến những người có độ tuổi 18 – 27. Đây là độ tuổi còn khá trẻ và chưa có sự nghiệp ổn định. Khả năng rất cao là họ sẽ chỉ nhấn thích quảng cáo, khi bạn nhắn tin chỉ sẽ nhận được dòng “đã xem”.

Vấn đề với quảng cáo Facebook là có khả năng mang lại phạm vi tiếp cận lớn, nhưng chuyển đổi vẫn sẽ kém nếu không chọn đúng đối tượng mục tiêu.

Quảng cáo Facebook cung cấp cho người chạy quảng cáo cơ sở để đặt tùy chọn chính xác cho đối tượng mục tiêu của họ. Bạn thậm chí có thể cài đặt mục tiêu đến vị trí địa lý cụ thể, độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích, … .
Nếu bạn có ý định chạy quảng cáo Facebook với nhóm phân khúc đối tượng chung chung, thì quảng cáo của bạn sẽ khó có kết quả tốt. Bạn vẫn sẽ nhận được nhiều lượt hiển thị cho quảng cáo của mình, nhưng tỷ lệ tương tác hay chuyển đổi sẽ nằm ở mức đáng thất vọng.

Để làm cho một quảng cáo Facebook thành công, bạn phải thỏa mãn được các yếu tố sau:

  • Đúng đối tượng
  • Nội dung phù hợp (Ngôn ngữ, Hình ảnh, Thông điệp, …)

Nếu bạn đang gặp khó khăn khi cố gắng tìm ra đối tượng phù hợp cho quảng cáo của mình, hãy dành ra một ít thời gian để nghiên cứu về “Chân dung khách hàng”:

Bạn có thể tham khảo về “Tài liệu xác định đối tượng Facebook” miễn phí của EQVN tại đây. 

Chân-dung-khách-hàng-mục-tiêu

1.4. Quảng cáo không tiếp cận được đối tượng mới

a) Quảng cáo bị tắt quá sớm

Bài quảng cáo khi đang tiếp cận đến 1000 – 2000 đối tượng chúng ta nghĩ là đủ nhiều và khi thấy không ra kết quả hoặc giá quảng cáo tăng cao.

Theo bản năng ta sẽ tắt quảng cáo để thay nội dung mới.

Tuy nhiên Facebook cần có thời gian để học đối tượng nhằm tiếp cận chính xác, thường thì sẽ trong khoảng vài nghìn đối tượng. Nếu ta tắt quảng cáo quá sớm, hệ thống sẽ mất thời gian học lại. Sẽ khiến bạn tốn kém chi phí.

b) Tần suất quảng cáo cao

Khi tần suất quảng cáo của bạn nằm ở ngưỡng lớn hơn 2. Tức là quảng cáo đang có xu hướng tiếp cận lại một đối tượng. Điều ấy cản trở việc bạn tiếp cận đến khách hàng mới.

Trong tình huống này bạn hãy cân nhắc thay đổi nhóm đối tượng mới.

Tham khảo thêm bài viết “Tần suất quảng cáo Facebook ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quảng cáo Facebook”.

2. Yếu tố mục tiêu

2.1. Tập trung vào kết quả ngắn hạn

Rất nhiều người chạy quảng cáo Facebook định hình rằng Facebook là một kênh marketing trực tiếp. Khách hàng tiềm năng thấy quảng cáo của họ, nhấp vào và chuyển đổi mua hàng.

Mặc dù điều này có thể là trường hợp đối với một số doanh nghiệp nhất định (đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử bán các sản phẩm đơn giản và dễ ra quyết định mua ngay), đối với hầu hết các công ty khác, mọi thứ hiếm khi đơn giản như vậy.

hành trình chuyển đổi khách hàng
Hành trình chuyển đổi khách hàng

Facebook là một kênh tiếp thị có chủ ý bởi người dùng khá thấp. Mọi người truy cập Facebook để tương tác xã hội cộng đồng – không phải chủ ý chính để mua sắm.

Vì vậy, khi nói đến các chiến dịch của bạn, bạn phải xác định rằng hầu như không phải ai thấy quảng cáo từ doanh nghiệp của bạn trên Facebook là sẽ nhấp và / hoặc chuyển đổi ngay lần đầu tiên.

Họ khám phá ra công việc kinh doanh của bạn và những gì bạn cung cấp cho họ, vì vậy, sẽ mất một khoảng thời gian để họ có thể ôm ấp ý tưởng chuyển đổi thành khách hàng cho doanh nghiệp bạn.

Với nền tảng trên, quảng cáo của bạn cần đồng hành cùng với hành trình khách hàng. Thay vì thúc đẩy họ chuyển đổi ngay lần đầu tiên nhìn thấy quảng cáo của bạn, bạn sẽ muốn tạo ra nhiều loại quảng cáo xây dựng sự quen thuộc lên thương hiệu của bạn thay vì thúc đẩy mọi người quá sớm vào quá trình mua hàng.

2.2. Đặt mục tiêu không rõ ràng

Giống như bất kỳ phương tiện tiếp thị và quảng cáo nào khác, Facebook được sử dụng cho các mục đích cụ thể. Nếu không có mục tiêu và chiến lược phù hợp, quảng cáo chắc chắn sẽ thất bại ảnh hưởng đến ngân sách Marketing. Để tận dụng tối đa quảng cáo trên Facebook, hãy đặt mục tiêu rõ ràng.

Mục-tiêu-chiến-dịch-quảng-cáo-Facebook

Bạn mong đợi quảng cáo Facebook sẽ làm gì cho bạn?

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu
  • Mang lại khách hàng tiềm năng
  • Tiếp cận lại các khách hàng tiềm năng

Theo khảo sát cho thấy 72% số người tham gia được hỏi mục tiêu Marketing khi sử dụng Facebook là để đạt được khả năng “nâng cao nhận thức về thương hiệu”. Nội dung do người dùng Facebook tạo ra và sự tham gia tích cực của người dùng khác thông qua lượt thích, chia sẻ và bình luận làm cho Facebook trở thành một nền tảng tuyệt vời để xây dựng một thương hiệu mới.

Mục-tiêu-Quảng-Cáo-Facebook

2.3. Cố gắng bán hàng

Facebook là một nền tảng mạng xã hội, không phải là một Website thương mại. Bạn có thể gặp gỡ mọi người, kết bạn với họ và có thể biến họ thành khách hàng sau này. Nếu bạn đang cố gắng bán ngay một thứ gì đó cho người dùng Facebook, chắc chắn sẽ gây tác dụng ngược và kết quả quảng cáo sẽ không tốt.

Khách hàng xem Facebook là một kênh để tương tác và duy trì kết nối với các thương hiệu mà họ thích. Họ sẽ không quan tâm đến việc bán hàng. Vì vậy, đừng cố gắng hết sức để bán hàng ngay khi bạn vừa tạo Fanpage. Thay vào đó, sử dụng Facebook như một phương tiện để khách hàng nhìn thấy.

Đối với các khách hàng tiềm năng bắt đầu quan tâm đến thương hiệu bạn, hãy sử dụng tiếp thị lại (Re-marketing) để tăng ý định mua hàng của họ. Điều đó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của quảng cáo.

3. Yếu tố nội dung

3.1. Nội dung không thu hút

Content là vua.

Trung bình một ngày người dùng Facebook có thể thấy hàng nghìn mẫu quảng cáo khác nhau. Nội dung thú vị sẽ khiến họ nán lại đọc.

Lượt tương tác bài viết sẽ quyết định rất nhiều bởi nội dung, cho dù bạn có làm tốt ở giai đoạn xác định đối tượng nhưng nội dung không hay sẽ chỉ mang lại kết quả xấu.

Nội dung dài dòng, không có điểm nhấn, hình ảnh thiếu đặc sắc sẽ khiến người đọc nhanh chóng lướt qua. Vì thế hãy cố gắng thu hút người đọc chỉ trong 05 dòng đầu tiên.

Tham khảo bài viết: “Content marketing và 15 nguyên tấc tạo ra nội dung hay”.

3.2. Không làm mới nội dung

Người dùng Facebook sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi khi nhìn thấy quảng cáo tương tự lặp đi lặp lại. Các chiến dịch của bạn có nhiều khả năng hoạt động tốt hơn nếu bạn làm mới quảng cáo ít nhất hai tuần một lần.

Có thể mất một chút thời gian, nhưng việc ấy giúp ngăn chặn sự quá tải của quảng cáo, điều này xảy ra khi mục tiêu của bạn bắt đầu bỏ qua quảng cáo của bạn sau khi nhìn thấy quá nhiều lần.

Hãy cẩn thận khi khán giả có khả năng báo cáo hoặc ẩn quảng cáo Facebook của bạn đấy.

Khi đấy bạn sẽ thấy chi phí tăng và tần suất, chuyển đổi, chỉ số ROI giảm đáng kể.
Nhưng làm thế nào để bạn có thể làm mới các nội dung quảng cáo?

Dưới đây là một số cách để làm mới nội dung mà không quá tốn kém sự sáng tạo của bạn:

  • Đổi câu tiêu đề
  • Chuyển đổi cách xưng hô
  • Thay đổi lời kêu gọi hành động (CTA)
  • Nêu các điểm mạnh khác nhau của sản phẩm bạn (Lưu ý đừng nêu hết trong một nội dung, hãy luân chuyển giữa các điểm mạnh)

Chỉnh sửa hình ảnh:

  • Thay đổi chữ, hình ảnh nền, lời kêu gọi hành động
  • Thêm/xóa hoặc thay đổi vị trí logo thương hiệu
  • Sử dụng hình ảnh thực tế của khách hàng cùng sản phẩm bạn

Sử dụng các định dạng quảng cáo:

  • Thử nghiệm giữa các định dạng quảng cáo khác nhau mà Facebook cung cấp: hình ảnh đơn, Video, Carousel, và Canvas.

3. Yếu tố sản phẩm

3.1. Bạn chưa hiểu sản phẩm mình đang bán

Kiến thức về sản phẩm là một kỹ năng bạn nên có. Hiểu rõ các tính năng của sản phẩm cho phép bạn trình bày các lợi ích của chúng một cách chính xác và thuyết phục.

Nếu có thể lồng ghép tính năng sản phẩm và cách chúng giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải vào trong bài viết quảng cáo. Khi ấy bạn có thể tạo ra nội dung chính xác hơn, tạo cảm hứng để khách hàng hỏi mua sản phẩm.

Ngoài ra, khách hàng sẽ tin tưởng bạn hơn khi bạn hiểu rõ sản phẩm mình đang bán. Thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh hơn.

3.2. Sản phẩm không nổi bật

Facebook mang lại lợi nhuận hấp dẫn khiến mọi người tranh nhau để chạy quảng cáo sản phẩm. Cứ lướt một vài bài viết là bạn có thể trông thấy quảng cáo xuất hiện.

Nếu sản phẩm của chúng ta không nổi bật thì khách hàng chỉ lướt qua mà thôi.

Lợi điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point – USP)

Khái niệm này gọi là nêu ra những gì làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Trong Digital marketing nói chung và Facebook marketing nói riêng, truyền thông USP của bạn một cách rõ ràng và nhanh chóng là một trong những chìa khóa để thu hút khách hàng tiềm năng của bạn.

usp sản phẩm

USP chính là câu nói đanh thép mà bạn nói ra lợi ích sản phẩm cho khách hàng hiểu.

Ví dụ:

  • Domino’s Pizza giao hàng nhanh trong 30 phút. Cam kết không lấy tiền nếu quá thời gian. Tuy nhiên chính USP này khiến thương hiệu Domino tạo ra nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn giao thông khi giao hàng. Đây có thể là ví dụ điển hình cho bạn khi chọn USP một cách khôn ngoan.
  • FedEx sẽ giao hàng ngay trong đêm để phục vụ khách hàng của họ.
  • M&M’s truyền thông sản phẩm kẹo của họ chỉ tan trong miệng chứ không phải trên tay.

Lưu ý, bạn chỉ nên tập trung 01 ưu điểm tốt nhất cho một sản phẩm của mình. Điều ấy giúp bạn dễ dàng định vị thương hiệu mình trên thị trường hơn.

4. Yếu tố đo lường

4.1. “Quên” đo lường quảng cáo

Khi sản phẩm của bạn là độc nhất, bạn là người dẫn đầu thị trường thì sản phẩm nếu chạy quảng cáo thì khả năng cao là có thể bán được ngay.

Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong thị trường mang tính cạnh tranh cao như mỹ phẩm, nội thất, thời trang, …. thì nếu chúng ta không chịu khó đo lường thì khả năng cao quảng cáo sẽ không mang lại độ hiệu quả.

Các tiêu chí để bạn có thể test quảng cáo như:

  • Mẫu quảng cáo nào mang lại nhiều tương tác nhất.
  • Đối tượng tiếp cận quảng cáo của bạn có tạo ra doanh thu.
  • Tốn bao nhiêu chi phí quảng cáo bạn mới có lợi nhuận.

4.2. Không đo lường hết các thành phần chính của chiến dịch quảng cáo Facebook

Hãy chia nhỏ các yếu tố khác nhau trong chiến dịch của bạn để có thể đo lường và tối ưu chính xác nhất. Các yếu tố cơ bản để bạn có thể đo lường như:

  • Nội dung quảng cáo: câu tiêu đề, câu dẫn, ngôn từ sử dụng, …
  • Hình ảnh: sắc nét, nổi bật thông điệp, thống nhất nội dung, …
  • Đối tượng: tương tác, khả năng chốt đơn, …
  • Ngân sách: ngân sách phân bổ các chiến dịch hợp lý hay chưa, ….

Sẽ có rất nhiều yếu tố để bạn đo lường và tối ưu. Tuy nhiên, đừng thay đổi đột ngột tất cả thành phần của chiến dịch quảng cáo.

Hãy tối ưu 01 yếu tố và giữ nguyên các yếu tố khác.

Bạn có thể tạo nhiều chiến dịch khác nhau để tối ưu các yếu tố khác lên cùng nhóm đối tượng đó.

Tổng Kết

Quảng cáo Facebook là một thách thức không nhỏ vì nền tảng này có sự pha trộn độc đáo của các tính năng khác nhau, tùy chọn nhắm mục tiêu và các cách tối ưu đa dạng. Các chiến dịch quảng cáo trên Facebook của bạn sẽ không giống như các chiến dịch Google Ads của bạn, vì vậy cả chiến lược và xử lý sự cố đều trông khác nhau.

EQVN hi vọng các lý do phổ biến trên sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề khi chạy Quảng cáo Facebook, từ ấy chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Khóa học Facebook Marketing tại Trung tâm đào tạo Digital Marketing EQVN với các ưu điểm như sau:

  • Giáo trình giảng dạy được thiết kế bởi chính Facebook và bàn giao lại cho các đối tác.
  • Giảng viên có kinh nghiệm chạy Quảng cáo Facebook tại các Công ty lớn.
  • Hỗ trợ xuyên suốt khóa học về các vấn đề trên chính dự án của bạn.

Đối với các bạn nào quan tâm đến Digital Marketing tổng thể, hãy tham khảo thêm về khóa học Digital Marketing dành cho chuyên viên với 06 Module chính bao gồm Facebook Marketing, Google Ads, SEO, TikTok Marketing, Zalo Ads và Email Marketing.

Banner khóa học quảng cáo Faceobok Marketing tại trung tâm eqvn

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing