Dự đoán xu hướng Digital marketing trong năm 2021

xu hướng digital marketing 2021

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Không ai có thể biết trước được tương lai, nhưng chúng ta có thể dự đoán trước các xu hướng Digital marketing trong năm 2021 sẽ phát triển như thế nào.

Digital marketing thật đẹp khi liên tục đổi mới khiến người dùng luôn ngạc nhiên, tuy nhiên đôi khi lại khiến doanh nghiệp đau đầu để tìm cách tiếp cận các nội dung khác nhau.

Mặt khác, công việc của bạn sẽ không bao giờ buồn tẻ, vì bạn phải thường xuyên sáng tạo và điều chỉnh các chiến thuật Digital marketing cho phù hợp với thị trường.

Năm 2020 đã chứng kiến hầu hết mọi dự đoán xu hướng Digital marketing 2020 hoàn toàn thay đổi khi hành vi người tiêu dùng, xã hội và nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hãy cùng EQVN tham khảo về các xu hướng Digital marketing trong năm 2021 để phát triển doanh nghiệp bạn nhé.

1. Top “Không” trên bảng xếp hạng Google

“Các đoạn trích nổi bật” hay còn gọi là Top “0” trên bảng xếp hạng tìm kiếm Google.

đoạn trích nổi bật google

Trong nhiều năm qua, mục tiêu chính của SEO là mang website của bạn lên vị trí “số một” khi người dùng tìm kiếm gì đó. Bây giờ, bước sang năm 2021, mục tiêu cuối cùng là di chuyển sang “vị trí số 0”.

Vị trí này hiển thị khác với các kết quả tìm kiếm thông thường khi nó nằm trong một hộp nhỏ nổi bật ở trên cùng. Quan trọng hơn nó hiển thị trực trực tiếp câu trả lời hoặc thông tin hữu ích khi người dùng truy vấn trên thanh tìm kiếm.

Mặc dù nghe có vẻ không hợp lý khi việc ấy sẽ hạn chế người đọc truy cập vào website bạn, nhưng giá trị về mặt thương hiệu mang lại khá lớn cho doanh nghiệp.

Các đoạn trích nổi bật chủ yếu dành cho các cụm từ khóa dài như câu hỏi “Top 10 hãng xe hơi hàng đầu thế giới”. Sẽ có nhiều dạng khác nhau, từ danh sách liệt kê đến định nghĩa rõ ràng cho đến cả video (và hơn thế nữa), vì vậy hãy xây dựng nội dung của bạn thích hợp.

2. Tăng cường khả năng tìm kiếm sản phẩm trên website

Người tiêu dùng đang dành nhiều thời gian online hơn bao giờ hết để nghiên cứu sản phẩm trước khi mua hàng. Họ chủ yếu dựa vào thông tin từ các tìm kiếm trên internet để tìm sản phẩm mới.

Bởi vì họ không thể xem, so sánh hoặc chạm vào sản phẩm một cách thực tế, điều quan trọng hơn là các thương hiệu phải xuất hiện ở đấy khi khách hàng tìm kiếm, bao gồm mô tả sản phẩm cũng như xếp hạng và đánh giá bởi người dùng.

Các thương hiệu phải làm việc với các đối tác để đảm bảo sản phẩm chính xác, nhất quán và thông tin giá luôn có sẵn để người tiêu dùng có thể theo dõi khi mua hàng.

3. Ưu tiên cho giao diện điện thoại

Với hơn 40 triệu người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam bạn sẽ không thể bỏ qua việc tối ưu mọi thứ để nằm gọn trong màn hình điện thoại người dùng.

Doanh số thương mại điện tử trên thiết bị di động dự kiến sẽ chiếm 54% tổng doanh số bán hàng trực tuyến và người mua hàng sẽ mong đợi trải nghiệm thanh toán liền mạch hơn.

Các công cụ tìm kiếm như Google và Bing liên tục cập nhật các thuật toán của họ, vì thế các trang web phải tối ưu nhạy bén hơn trên thiết bị điện thoại. Nếu không, người tiêu dùng sẽ không tìm thấy trang web của doanh nghiệp khi họ có ý định mua hàng.

Cải thiện tìm kiếm tự nhiên thông qua Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO) chính là chìa khóa chiến thắng của doanh nghiệp.

Hãy nhớ chèn từ khóa vào miêu tả sản phẩm giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng cũng như thứ hạng SEO.

4. Cơ hội từ công nghệ AI và AR

Khả năng tăng cường giao tiếp, đo lường và phân tích dữ liệu trong thời gian thực và theo dõi hành vi của người tiêu dùng thông qua máy học có nghĩa là khách hàng có thể tiếp cận được với nội dung phù hợp vào đúng thời điểm trong hành trình mua hàng của họ.

hành trình chuyển đổi khách hàng

Trí tuệ nhân tạo (AI)Thực tế tăng cường (AR) mang lại định nghĩa mới cho trải nghiệm mua sắm online bằng cách sử dụng nội dung được cá nhân hóa, do đó tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh thu.

công nghệ ar

Công nghệ Chatbot tự động sẽ tiếp tục cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng đến đúng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ. Tất cả điều này mang lại sự hỗ trợ mà khách hàng mong muốn trong khi xây dựng dữ liệu cho bộ phận marketing để xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp hơn và nâng cao trải nghiệm trò chuyện với khách hàng.

5. Trực quan hóa thông điệp

Video marketing có thể sẽ là xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào năm 2021, với trực quan hóa thương mại điện tử đóng một vai trò lớn hơn trong trải nghiệm mua sắm vào năm 2021.

Các thương hiệu sẽ phải thu hút người tiêu dùng thông qua video sản phẩm để giúp xây dựng sự tin tưởng và tạo cảm hứng sử dụng sản phẩm thông qua video hướng dẫn, câu chuyện thương hiệu, ….

Thương mại trực quan cũng sẽ là xu hướng mua sắm năm 2021 vì mua sắm “không chạm” tiếp tục mang lại sự an tâm. Nhiều thương hiệu có thể sẽ sử dụng hình ảnh “đẹp” hơn hoặc video 360 độ cho các sản phẩm chủ đạo.

facebook video 360

6. Tương tác với khách hàng mọi lúc mọi nơi

Sử dụng mạng xã hội để tương tác với khách hàng, các trang mạng xã hội hàng đầu bao gồm Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Linkedin, TikTok, …. sẽ là vũ khiến chiến lược quan trọng cho doanh nghiệp.

Các nền tảng này được sử dụng như các trung tâm hỗ trợ khách hàng và tương tác liên tục với khách hàng. Kể cả khi họ bình luận trong một bài viết, Tag tên doanh nghiệp vào một sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải luôn sẵn sàng tương tác với khách hàng.

Kết nối này có thể tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực khi người tiêu dùng nghiên cứu sau đó thực hiện mua hàng thông qua mạng xã hội.

7. Vai trò không thể thiếu Content marketing

Theo khảo sát thì 70% người tham gia cho rằng họ thích làm quen một doanh nghiệp thông qua nội dung họ làm thay vì xem quảng cáo trên Tivi. Điều ấy cho thấy Content marketing vẫn đang là vua và chưa có dấu hiệu sẽ bị soán ngôi.

Cụ thể hơn, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư vào bộ phận content để phát triển ở trên các mạng xã hội phổ biến hay trên Google tìm kiếm. Thậm chí nhiều doanh nghiệp sử dụng Video Live như Tiki để tiếp cận nhiều người dùng hơn.

facebook livestream

Content marketing chính là chiến lược xây dựng niềm tin thương hiệu lên đối tượng khách hàng mục tiêu của họ.

Nội dung luôn là yếu tố quan trọng trong các chiến lược marketing. Nội dung sẽ không dừng lại ở khía cạnh cung cấp thông tin đơn thuần cho người dùng mà còn thu hút tương tác và chia sẻ từ họ.

8. SEO theo địa phương

Google thường xuyên cập nhật thuật toán SEO địa phương của họ, vì vậy nếu bạn là doanh nghiệp địa phương chủ yếu buôn bán cho khu vực chung quanh, bạn cũng nên liên tục cập nhật doanh nghiệp mình cho phù hợp theo khu vực.

seo địa phương

Tùy ngành nghề mà SEO theo địa phương thậm chí sẽ hiệu quả hơn cả SEO trên diện rộng, những người đang tìm kiếm một người tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ theo khu vực cụ thể sẽ có hành vi mua hàng cao hơn, vì vậy, việc chuyển đổi chúng sẽ dễ dàng hơn.

Để bắt đầu, bạn phải được Google xác minh cho doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách đăng ký Google Doanh nghiệp của tôi và xác nhận danh sách của bạn hoặc tạo một danh sách mới. Điều này giúp bạn xếp hạng cao hơn trong Google SERPS và cũng cho bạn cơ hội cung cấp thông tin đầy đủ về công ty của bạn cho những người tìm kiếm online.

google doanh nghiệp của tôi

Tổng kết

Sau khi tham khảo bài viết này hi vọng bạn sẽ có cái nhìn tốt nhất về các xu hướng phát triển trong năm sau để có thể phát triển đa dạng hơn cho chiến lược Digital marketing 2021 của mình.

EQVN – Trung tâm đào tạo Digital Marketing chúc bạn thành công.

Đào tạo Digital Marketing tại doanh nghiệp banner

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing