Thuật ngữ Digital marketing và định nghĩa mà bạn cần biết

thuật ngữ Digital marketing

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Tại sao chúng ta cần nắm rõ các thuật ngữ Digital marketing?

Thuật ngữ ngành nghề nào cũng có. Có thể lạ lẫm đối với người mới bắt đầu và đôi khi còn gây ra nhầm lẫn kể cả đối với những người làm trong ngành Digital marketing.

Các thuật ngữ này chứa đầy các từ viết tắt, khái niệm và hàm ý cụ thể cho phương pháp làm Digital marketing khác nhau như SEO, PPC, thiết kế web và quảng cáo mạng xã hội.

Đó là lý do tại sao chúng ta nên xem qua danh sách các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến Digital marketing phổ biến nhất theo thứ tự bảng chữ cái trong bài viết dưới đây.

A

A/B Testing – Thử nghiệm A / B

Thử nghiệm A/B là quy trình bạn so sánh độ hiệu quả của 02 phiên bản A và B.

Các yếu tố khác nhau của các phiên bản sẽ được so sánh để xác định phiên bản nào hoạt động tốt hơn, đo lường tác động của các thay đổi đối với các chỉ số để xác định kết quả tích cực hoặc tiêu cực.

A/B testing được sử dụng phổ biến để so sánh 2 phiên bản website khác nhau và tỷ lệ chuyển đổi sẽ được so sánh ở các phiên bản.

a/b testing

Ad Extension – Tiện ích mở rộng Quảng cáo

Tiện ích mở rộng quảng cáo được biết đến là phần mở rộng lựa chọn cho quảng cáo Google Ads của bạn.

Phần mở rộng này có thể là thêm địa chỉ công ty, chú thích, giá cả, đánh giá, nút gọi nhanh, liên kết trang web và tải ứng dụng.

mo-rong-google

Alt Text – Văn bản Thay thế

Văn bản thay thế còn có các tên gọi khác như “mô tả alt” “thuộc tính alt” được sử dụng trong ngôn ngữ lập trình HTML (Hypertext Markup Language) để cung cấp một văn bản thay thế cho thông tin trực quan.

Việc bổ sung văn bản vào mã HTML cho hình ảnh cho phép khách truy cập trang web khiếm thị thông tin về nội dung hình ảnh. Đây là một yếu tố khá quan trọng để tối ưu hóa Website cho mục đích SEO.

Anchor text – Văn bản neo

Văn bản neo đề cập đến các từ có thể nhấp trong siêu liên kết (hyperlink). Anchor text được sử dụng nhiều cho mục đích SEO như một tín hiệu xếp hạng cho Google.

Nói đơn giản, khi bạn thấy một dòng văn bản có chứa Anchor text và khi nhấp vào liên kết hyperlink bạn sẽ di chuyển sang một web/url mới.

anchor text

B

B2B – B2C Digital marketing

a) B2B Digital marketing

Mô hình Digital marketing dành cho Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.

Các phương pháp Digital marketing B2B cho phép các người làm marketing tập trung vào các đối tượng mục tiêu có thể đo lường và tương tác. Sản phẩm và dịch vụ được quảng bá thông qua các phương pháp khác nhau như content marketing và social media marketing.

Loại hình tiếp thị này được coi là hiệu quả trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, tạo tương tác và thu hút khách hàng tiềm năng.

Các phương pháp Digital marketing B2B bao gồm:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search engine optimization – SEO)
  • Marketing công cụ tìm kiếm (Search engine marketing – SEM)
  • Marketing người ảnh hưởng (Influencer Marketing)
  • Marketing nội dung (Content marketing)
  • Marketing thương mại điện tử (E-commerce marketing)
  • Marketing theo hướng dữ liệu (Data driven marketing)
  • Tự động hóa nội dung và Email marketing (Content automation)
  • Tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing – SMM)

b) B2C Digital marketing

Mô hình Digital marketing dành cho Doanh nghiệp với Khách hàng lẻ.

B2C Digital marketing là các chiến thuật và phương pháp hay nhất mà các marketer sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng.

Có nhiều cách khác nhau để quảng bá sản phẩm đến khách hàng như content marketing, banner và viết blog. Các doanh nghiệp sử dụng B2C Digital marketing để tiếp cận đối tượng người tiêu dùng của họ.

Backlink – Liên kết ngược

Backlink là khi Website bạn được các lưu lượng truy cập đổ về từ các website khác. Một website sở hữu nhiều backlink chất lượng sẽ có ưu thế khi được các công cụ tìm kiếm chấm điểm xếp hạng.

backlink

Black Hat SEO – SEO Mũ Đen

SEO mũ đen là các phương pháp SEO được sử dụng để nâng hạng một trang web trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Tuy nhiên, các phương pháp này sẽ vi phạm các luật lệ được đặt ra.

Các công cụ tìm kiếm như Google đã nói rõ về vấn đề này, nếu một người làm SEO vi phạm các nguyên tắc do Google đặt ra sẽ được cho là “mũ đen”.

Bounce Rate – Tỷ lệ thoát trang

Đây là một thuật ngữ Digital marketing sử dụng để phân tích lưu lượng truy cập website.

Marketer sử dụng tỷ lệ thoát để tính toán phần trăm khách truy cập rời khỏi trang web trước khi tương tác trên trang hoặc xem các trang khác trong cùng một trang web đó.

Ví dụ: một website có 80% bounce rate có nghĩa là cứ 100 lượt truy cập vào website đó thì có 20 người ở lại xem tiếp.

Brand awareness – Nhận thức thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu được hiểu như mức độ nhận biết của người tiêu dùng (ghi nhớ và ghi nhận) về một thương hiệu và các sản phẩm liên quan.

Nhận thức về thương hiệu của một doanh nghiệp và các sản phẩm liên quan của nó được xây dựng thông qua nhiều hình thức quảng cáo. Nhận thức về thương hiệu là điều cần thiết khi ứng dụng Digital marketing vào kinh doanh vì nó đo lường khả năng người tiêu dùng nhớ lại thương hiệu. Nhận thức về thương hiệu là yếu tố chính được cân nhắc trong hành vi của người tiêu dùng, quản lý quảng cáo, quản lý thương hiệu và phát triển chiến lược.

Người tiêu dùng sẽ không mua trừ khi họ nhận thức được danh mục sản phẩm và nhận biết về thương hiệu trong danh mục đó.

Buyer persona – Chân dung khách hàng

Đây là hình mẫu được các marketer sử dụng để đại diện cho hình mẫu khách hàng và bối cảnh của họ. Các hình mẫu này được tạo ra từ nghiên cứu thị trường và dữ liệu thực được sử dụng bởi khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng.

Personas được sử dụng để đại diện cho những người tiêu dùng và khách hàng thực sự có thể truy cập trang web, mua sản phẩm, sử dụng sản phẩm.

Chân dung khách hàng “kém tiềm năng” cũng có thể được tạo và sử dụng để mô tả người tiêu dùng và khách hàng mà doanh nghiệp muốn loại trừ trong chiến lược Digital marketing.

Chân dung khách hàng

C

Call To Action (CTA) – Kêu gọi hành động

Kêu gọi hành động là thuật ngữ mà ai cũng phải biết khi làm Digital marketing.

CTA được sử dụng bởi các người làm marketing để thúc đẩy phản hồi từ người tiêu dùng. Các nhà quảng cáo sử dụng CTA để khuyến khích người tiêu dùng thực hiện ngay hành động cụ thể như vào website, mua hàng hoặc liên hệ tư vấn dịch vụ của họ.

Chat bot

Chatbot là chương trình trí tuệ nhân tạo AI được doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng. Mục đích chính của Chatbot là cung cấp cho người tiêu dùng dịch vụ khách hàng ngay tức thì hoặc thu thập thông tin ngay lập tức.

Click Through Rate (CTR) – Tỷ lệ nhấp

Tỷ lệ nhấp chuột đề cập đến số lượng người tiêu dùng nhấp vào nội dung sau khi xem nó.

CTR được sử dụng dành cho các người làm Digital marketing đánh giá hiệu quả của quảng cáo của họ. Một quảng cáo có nhiều lượt xem tuy nhiên lại thấp về CTR là dấu hiệu cho thấy quảng cáo thiếu sự hấp dẫn khiến người đọc nhấn vào.

Content Marketing

Tiếp thị nội dung được biết đến như việc tạo và phân phối nội dung đến người dùng.

Ví dụ: blog, video và các bài đăng trên mạng xã hội. Tiếp thị nội dung được tạo ra nhằm cung cấp thông tin và tạo ra giá trị đến người dùng, vì vậy nó không quảng cáo thương hiệu một cách trực diện.

Conversion rate (CR) – Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là số phần trăm khách truy cập trang web sau đó hoàn thành một giao dịch trên trang web.

Ví dụ: Nếu có 100 người truy cập một trang web và 10 người mua hàng tại trang web đó. Thì Tỷ lệ chuyển đổi là 10%.

Cost Per Click (CPC) – Giá mỗi lượt nhấp

Chi phí cho một lượt nhấp mà bạn phải thanh toán.

Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp được cung cấp bởi các công cụ tìm kiếm phổ biến như Google, Bing, Cốc Cốc.

Cost Per Thousand (CPM) – Giá mỗi 1000 lượt hiển thị (CPM)

Chữ M trong CPM đại diện cho đơn vị 1000 trong chữ số La Mã.

Các marketer sử dụng CPM để đo lường chi phí của một quảng cáo trực tuyến trên mỗi 1000 lần hiển thị. Các marketer có thể sử dụng CPM để đặt giá thầu trên một từ khóa hoặc các cụm từ khóa.

Conversion Rate Optimization (CRO) – Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Đây là quy trình quan trọng khi làm SEO. Tập trung vào việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (CR) từ khách hàng truy cập website thành khách hàng tạo ra doanh thu.

Các bước tối ưu hóa có thể nhắc đến như: A/B testing, Tập trung yếu tố UX/UI cho website, Thay đổi CTA, ….

Crawler – Thu thập thông tin

Crawler đề cập đến “Web crawlers” (phần mềm tự động) quét các trang web.

Bot là một chương trình có hệ thống thường được sử dụng để lập chỉ mục các trang web. Trình thu thập thông tin cũng có thể được gọi là “Spider” “Nhện”. Google sử dụng trình thu thập thông tin để tìm nội dung mới và đánh giá chất lượng trang web cho mục đích chấm điểm xếp hạng.

Customer lifecycle – Vòng đời khách hàng

Vòng đời khách hàng đề cập đến khả năng tiếp cận, mua lại, chuyển đổi, duy trì và lòng trung thành của khách hàng khi xem xét, mua, sử dụng và duy trì lòng trung thành với thương hiệu, sản phẩm và / hoặc dịch vụ.

D

Digital Marketing

Hiểu đơn giản Digital marketing là khái niệm ứng dụng các kỹ thuật marketing sử dụng công nghệ (Internet).

Thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ cho các hoạt động tiếp thị trực tuyến như SMM, SEO, CRO, PPC, Website, Content marketing và tất cả các hình thức marketing online khác. Hình thức mới như Video live cũng có thể là một hình thức Digital marketing hiệu quả.

Digital Marketing Campaign – Chiến dịch Digital marketing

Các chiến dịch quảng cáo xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau.

Chiến dịch Digital marketing là các nỗ lực ứng dụng marketing online bởi doanh nghiệp nhằm nhận được tương tác từ khách hàng, chuyển đổi, lưu lượng truy cập vào website và gia tăng doanh thu.

Digital Marketing Automation – Tự động hóa Digital Marketing

Tự động hóa Digital marketing bao gồm các phần mềm hiện có được thiết kế để tự động hóa các hoạt động marketing.

Các người làm Digital marketing thường tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại như Email marketing, Social media và các hành động khác trên trang web. Với tự động hóa marketing, các mục tiêu kinh doanh dễ quản lý hơn và tối ưu thời gian hơn.

bitrix 24 tự động hóa marketing
Phần mềm tự động hóa marketing Bitrix24

Digital Marketing funnel – Phễu Digital marketing

Phễu Digital marketing liên quan tới quy trình mua hàng của người tiêu dùng gồm năm giai đoạn.

Năm giai đoạn bao gồm nhận biết thương hiệu, khám phá, thích thú, chuyển đổi và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

phễu digital marketing

Digital marketing Key Performance Indicator (KPI)

Digital marketing KPI liên quan đến việc sử dụng các giá trị để theo dõi và đo lường hiệu suất chiến dịch Digital marketing.

Marketer tạo KPI để lên kế hoạch đo lường các chiến dịch trong tương lai. Các chỉ số và dữ liệu được sử dụng để nhận xét hiệu suất chiến dịch trong quá trình hoạt động. Các KPI được sử dụng phổ biến như:

  • Cost per lead (CPL) – Chi phí mỗi khách hàng tiềm năng
  • Cost per action (CPA) – Chi phí mỗi hành động

Digital marketing metric – Chỉ số đo lường Digital marketing

Các chỉ số đo lường được các người làm Digital marketing theo dõi độ hiệu quả các chiến dịch Digital marketing.

Họ sử dụng các công cụ khác nhau để theo dõi kết quả chiến dịch. Các chỉ số đo lường phổ biến bao gồm lượt truy cập web, giá mỗi khách hàng tiềm năng, nhận thức về thương hiệu, khách truy cập lại, khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, và tỷ lệ nhấp.

Digital marketing tool – Các công cụ Digital marketing

Các công cụ Digital marketing là các phần mềm hỗ trợ digital marketer thực hiện công việc của họ.

Sở hữu bộ công cụ phần mềm phù hợp để quản lý thông tin chi tiết về dữ liệu, nội dung và đo lường là điều cần thiết. Nếu không có những công cụ chiến lược phù hợp, bạn sẽ không thể tạo ra chiến dịch tiếp cận khách hàng mục tiêu và theo dõi họ trong suốt hành trình của khách hàng – công cụ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hành trình của khách hàng, tính cách, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số cần thiết khác để đi trước đối thủ cạnh tranh.

Display network – Mạng hiển thị

Mạng hiển thị là mạng lưới các trang web và ứng dụng cho phép các marketer hiển thị quảng cáo trên đó.

Google Ads là một mạng hiển thị bao gồm hơn 02 triệu trang web và tiếp cận hơn 90% người sử dụng Internet. Các người làm marketing có thể mua quảng cáo, nhắm mục tiêu trên mạng hiển thị dựa trên các tiêu chí khác nhau như từ khóa và chủ đề, vị trí trang web và tiếp thị lại (Re-marketing).

E

Email automation – Tự động hóa Email

Tự động hóa email liên quan đến hệ thống marketing sử dụng phần mềm để gửi email tự động.

Các email tự động sẽ được gửi đi sau một vài hành động cụ thể như việc khách mua hàng, khách nhận hàng, đánh giả sản phẩm, ….  Nhiều email tự động có thể được tạo để sử dụng theo trình tự.

Ví dụ, khi một khách hàng mua hàng. Nhà tiếp thị có thể gửi email “Cảm ơn” và giữ chân khách hàng bằng cách gửi Email tự động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian.

Email marketing

Email marketing là việc sử dụng email để chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng tạo ra doanh thu. Email marketing cho phép doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của họ được cá nhân hóa hơn. Từ đó xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng.

E-commerce – Thương mại điện tử

Hiểu đơn giản các hoạt động thương mại diễn ra trên các phương tiện điện tử sẽ liên quan đến thương mại điện tử. Ngoài ra, nhiều người sẽ hiểu rằng hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ trên internet là thương mại điện tử.

Engagement Rate – Tỷ lệ tương tác

Tỷ lệ tương tác là số phần trăm người theo dõi hoặc người xem tương tác với nội dung đã đăng của bạn.

Nói cách khác, tỷ lệ tương tác cho biết mức độ mọi người tương tác với nội dung bạn. Các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ tương tác như bình luận, chia sẻ, thích, …. Tỷ lệ tương tác là một số liệu được sử dụng nhiều khi ứng dụng Marketing mạng xã hội( Social media marketing).

Exit rate – Tỷ lệ thoát

Tỷ lệ thoát là một thuật ngữ được sử dụng trong phân tích lưu lượng truy cập trang web. Trong Digital marketing, tỷ lệ thoát là phần trăm khách truy cập vào một trang web và chủ động rời khỏi một trang cụ thể để truy cập vào một trang khác.

F

Facebook Ads Manager – Trình quản lý Quảng cáo Facebook

Công cụ quản lý quảng cáo Facebook mà chúng ta sử dụng để tạo và tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Facebook. Ta có thể tạo quảng cáo, nhắm đối tượng và cung cấp khả năng xem số liệu quảng cáo cùng thông tin lịch sử thanh toán, ….

Facebook Ads – Quảng cáo Facebook

Quảng cáo Facebook đề cập đến mạng quảng cáo Facebook. Người dùng Facebook có thể quảng thương hiệu, sản phẩm của họ để tiếp cận người tiêu dùng trong cộng đồng người dùng Facebook.

Facebook cung cấp một loạt các loại quảng cáo được thiết kế cụ thể cho từng mục tiêu khác nhau của nhà quảng cáo. Quảng cáo Facebook hiệu quả nhất khi nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học. Google và các mạng quảng cáo khác sử dụng từ khóa.

Facebook business page – Trang doanh nghiệp Facebook

Trang Facebook là hồ sơ của doanh nghiệp trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Tương tự như trang Facebook cá nhân tuy nhiên chỉ sử dụng cho mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các marketer có thể sử dụng trang doanh nghiệp để cập nhật trạng thái, cung cấp liên kết website, bình luận, thông báo sự kiện và video.

Feature Snippets – Đoạn trích nổi bật

Đoạn trích nổi bật là một phần thông tin trang web được Google lấy ra để đặt ngay trong kết quả tìm kiếm.

Thông tin được tóm tắt và được thiết kế để hiển thị như câu trả lời nhanh chóng cho các truy vấn phổ biến và đơn giản. Các đoạn trích nổi bật đề cập đến phần hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm với liên kết đến nguồn đăng. Google lấy thông tin có liên quan từ một trang web có thẩm quyền theo thuật toán.

Các đoạn trích nổi bật thường được hiển thị cho các truy vấn câu hỏi như “_____ là gì?”

đoạn trích nổi bật google

G

Google ads – Quảng cáo Google

Google Ads là dịch vụ quảng cáo của Google. Google Ads cho phép nhà quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng thông qua các trang tìm kiếm của Google và mạng hiển thị của họ (Google Display).

Các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên các từ khóa và cụm từ khóa. Google ads cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu marketing của họ, chẳng hạn như đặt giá thầu trên các từ khóa để hiển thị quảng cáo để hiển thị trong kết quả các trang tìm kiếm của Google hoặc trên mạng các trang web đối tác của Google.

Google Algorithm – Thuật toán Google

Thuật toán Google là một hệ thống thuật toán được thiết kế cho các công cụ tìm kiếm của Google để xác định vị trí của các trang web trong các trang kết quả tìm kiếm (Search engine result page – SERP).

Thuật toán này còn được gọi là thuật toán “Cốt lõi”. Google cập nhật thuật toán khoảng 500 đến 600 lần mỗi năm hoặc có khi hai lần mỗi ngày. Sau mỗi cập nhập, vị trí trang web có thể thay đổi theo từng ngày.

Thuật toán thực tế của Google sẽ được giữ bí mật để quản trị viên web và marketer không thể thao túng hệ thống để đạt được thứ hạng cao hơn. Google cung cấp cho quản trị viên web và nhà tiếp thị các nguyên tắc về cách lên top trong các trang kết quả tìm kiếm.

Google Analytics

Google analytics là một nền tảng phần mềm của Google. Phần mềm do Google tạo ra được thiết kế để các marketer phân tích gần như tất cả các khía cạnh của người dùng trang web thông qua Google Marketing Platform. Điều này bao gồm lưu lượng truy cập trang web, số liệu người dùng, chuyển đổi, so sánh dữ liệu lịch sử và hiệu quả của từng kênh marketing có thể được quản lý bằng các công cụ Google Analytics.

Google my business – Google doanh nghiệp của tôi

Google Doanh nghiệp của tôi cho phép chúng ta tạo trang doanh nghiệp của Google. Các chủ doanh nghiệp có thể nhập thông tin để xuất hiện trong kết quả trang tìm kiếm, tìm kiếm vị trí, Google map, …. Tên công ty và thông tin, liên kết website, giờ hoạt động và các bài đánh giá cũng được quản lý thông qua nền tảng Google.

H

HTML

HTML là chữ viết tắt của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Bộ mã HTML được sử dụng để trình duyệt web biết cách hiển thị một trang web. Mã riêng lẻ trong HTML được gọi là thẻ hoặc phần tử. HTML thường bao gồm phần tử / thẻ bắt đầu và kết thúc để đánh dấu.

Hyperlink – Siêu liên kết

Siêu liên kết liên quan đến mã HTML được sử dụng để tạo liên kết từ một trang web đến một trang khác. Mã HTML thường bao gồm một từ hoặc hình ảnh được đánh dấu sẽ đưa người dùng trực tiếp đến vị trí khi từ hoặc hình ảnh được đánh dấu được nhấp vào.

I

Impression – Số lần hiển thị

Số lần hiển thị được biết đến nhiều khi chúng ta sử dụng trong quảng cáo Trả tiền cho mỗi lần nhấp (PPC). Thuật ngữ hiển thị được sử dụng để biểu thị số lần quảng cáo PPC được hiển thị cho người tiêu dùng. Quảng cáo Facebook cũng hiển thị rất nhiều chỉ số này.

J

Javascript

Javascript là ngôn ngữ lập trình phổ biến. Javascript được sử dụng trong các trình duyệt web cho các hiệu ứng tương tác khó hoặc không thể đạt được chỉ với CSS hoặc HTML. Javascript có thể được sử dụng cho API, trò chơi, khả năng cuộn và hơn thế nữa. Javascript có thể làm cho các trang web trở nên sống động và cung cấp cho khách truy cập những trải nghiệm trang web đặc biệt.

K

Keywords – Từ khóa

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ mà marketer sử dụng trong trang web và content marketing. Google và các công cụ tìm kiếm khác nhận ra từ khóa trong trình duyệt tìm kiếm và nội dung SEO.

Ví dụ: người dùng nhập một từ khóa để hoàn thành tìm kiếm. Google nhận dạng từ khóa và quét nội dung liên quan đến từ khóa.

Keywords Density – Mật độ từ khóa

Mật độ từ khóa đề cập đến số lần / tỷ lệ phần trăm một từ khóa xuất hiện trên một trang web so với tổng số từ của trang.

Keywords Research – Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là một phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thực tế được các marketer sử dụng để nghiên cứu các cụm từ tìm kiếm thay thế mà người dùng Internet nhập vào trình duyệt công cụ tìm kiếm của họ khi tìm kiếm thông tin.

Các từ khóa có liên quan đến chủ đề của họ được nghiên cứu và sử dụng để đạt được thứ hạng công cụ tìm kiếm tốt hơn. Khi một marketer tìm thấy một từ khóa thích hợp, họ sẽ mở rộng nó để tìm các từ khóa có liên quan hơn.

L

Landing page – Trang đích

Trang đích là nơi người dùng sẽ truy cập vào sau khi nhấp vào một đường dẫn url (Link). Các nhà tiếp thị sử dụng trang đích để định hướng luồng lưu lượng truy cập trên toàn bộ trang web của họ cũng như để tạo khách hàng tiềm năng.

Lead – Khách hàng tiềm năng

Lead được hiểu như Khách hàng tiềm năng. Người tiêu dùng được coi là khách hàng tiềm năng vì họ đã thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp hoặc thương hiệu. Thông qua sự quan tâm / giao tiếp của người tiêu dùng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, ý định mua hàng hiện diện.

Lead sẽ được tính khi một người dùng gọi điện thoại, để lại thông tin liên hệ hay nhắn tin Fanpage.

Local SEO – SEO địa phương

SEO địa phương là kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm theo khu vực. Tương tự như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm vì nó là tạo ra khả năng xuất hiện trên đầu trang của công cụ tìm kiếm không phải trả tiền. Các marketer sử dụng SEO địa phương để marketing doanh nghiệp của họ tại địa phương. Nói cách khác, SEO địa phương được sử dụng để giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ tới khách hàng địa phương.

Lookalike Audience – Đối tượng tương tự

Tạo đối tượng Lookalike là một phương pháp để nhắm mục tiêu đến đối tượng bằng dịch vụ quảng cáo Facebook. Marketer có thể sử dụng danh sách email hoặc người theo dõi Facebook Fanpage, …. và từ danh sách mà marketer cung cấp, Facebook sẽ phân loại các đặc điểm chung giữa các thành viên để hiển thị quảng cáo.

M

Meta description – Mô tả meta

Mô tả meta liên quan đến thẻ meta cung cấp mô tả trang có độ dài 160 ký tự trở xuống. Mô tả meta là một yếu tố thiết yếu của trang web vì nó là thứ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google cũng như các kết quả của công cụ tìm kiếm khác.

miêu tả meta

Meta tag – Thẻ meta

Thẻ meta là các đoạn mã HTML được thêm vào mã của trang web để trình thu thập thông tin web và công cụ tìm kiếm nhận ra nội dung trang tốt hơn. Siêu dữ liệu được sử dụng cho các công cụ tìm kiếm để giúp quyết định thông tin có liên quan từ một trang web để hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Thẻ meta bao gồm các thông tin trang khác nhau như thời điểm trang đó được xuất bản, tác giả và tiêu đề của trang và mô tả hình ảnh.

N

Niche marketing – Marketing thị trường ngách

Marketing thị trường ngách đề cập đến một loại hình marketing tập trung. Đó là chiến lược marketing được sử dụng để nhắm mục tiêu các đối tượng riêng biệt. Ý tưởng của marketing thị trường ngách là nhắm mục tiêu các phân khúc nhỏ hơn, tuy nhiên lại mang lại hiệu quả cao hơn.

O

On Page SEO – SEO trên trang

SEO trên trang đề cập đến việc thực hành tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm. Xếp hạng cao hơn thường tương đương với việc tạo ra nhiều lưu lượng truy cập hơn. SEO trên trang liên quan nhiều đến nội dung và mã nguồn HTML của một trang mà các marketer có thể tối ưu hóa để tăng thứ hạng và có kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Organic Search Traffic – Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên

Lưu lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên liên quan đến một nguồn lưu lượng truy cập đến một trang web đến từ các kết quả của công cụ tìm kiếm không phải trả tiền. Google và các công cụ tìm kiếm khác sử dụng các yếu tố khác nhau để xếp hạng các trang web cho kết quả của công cụ tìm kiếm. Các yếu tố xếp hạng bao gồm SEO không phải trả tiền. SEO không phải trả tiền bao gồm content marketing, viết blog, tin tức báo chí, đánh giá, mạng xã hội và liên kết backlink.

P

Page Speed – Tốc độ trang

Tốc độ trang là yếu tố quan trọng để Google chấm điểm SEO cho website. Các trang có tốc độ tải nhanh hơn sẽ được xếp hạng cao hơn các trang còn lại.

Paid Advertising – Quảng cáo trả tiền

Quảng cáo trả tiền trực tuyến bao gồm quảng cáo PPC, quảng cáo hiển thị hình ảnh và nội dung có thương hiệu. Quảng cáo trả phí là chiến lược marketing nhằm tăng trưởng doanh thu và nhận thức về thương hiệu. Quảng cáo trả tiền sẽ ngược với kết quả tự nhiên.

Pay Per Click (PPC) – Trả tiền cho mỗi lần nhấp

Hình thức này thường xuất hiện trên nền tảng quảng cáo Google. Các marketer trả tiền để hiển thị quảng cáo trên các nền tảng này; tuy nhiên, họ chỉ bị tính tiền khi người dùng nhấn vào xem quảng cáo.

Ví dụ: Google Ads là nền tảng quảng cáo PPC của Google. Nhà quảng cáo đặt giá thầu trên các từ khóa. Khi giá thầu bị loại trừ, quảng cáo của nhà tiếp thị sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm có trả tiền hoặc trên các trang web trên mạng của Google. Khi quảng cáo được nhấp, nhà quảng cáo sẽ bị tính phí cho lần nhấp đó.

Q

Quality Score – Điểm chất lượng

Điểm chất lượng đề cập đến xếp hạng của Google Ads cụ thể cho chất lượng và mức độ liên quan của các từ khóa PPC trong một chiến dịch. Google chấm điểm nội dung quảng cáo, chất lượng trang đích và mức độ liên quan cũng như tỷ lệ nhấp dự kiến. Các marketer được hưởng lợi từ điểm chất lượng cao vì nó giúp ích trong các cuộc đấu giá quảng cáo, nghĩa là điểm cao có thể dẫn đến xếp hạng quảng cáo cao hơn trong kết quả tìm kiếm và chi phí chiến dịch thấp hơn.

R

Ranking – Xếp hạng

Xếp hạng đề cập đến một thuật ngữ chung liên quan đến vị trí của một trang web trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Một trang web không bao giờ được “đảm bảo” nằm ở vị trí hàng đầu hoặc các trang cuối cùng của kết quả công cụ tìm kiếm. SEO và chất lượng trang web ảnh hưởng rất nhiều đến vị trí của trang web. Xếp hạng dành riêng cho một từ khóa, vì vậy, quản trị viên web có thể có một trang web có các từ khóa xếp hạng trên trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm và một số thì không. Xếp hạng của trang web có thể tăng và giảm đối với các truy vấn và cụm từ tìm kiếm khác nhau.

Relevance – Mức độ liên quan

Mức độ liên quan đề cập đến độ khớp nhau của từ khóa và nội dung quảng cáo. Điểm số cao tức là quảng cáo của bạn có ích và có thể giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng.

Remarketing – Tiếp thị lại

Tiếp thị lại là một loại quảng cáo trả tiền được hiển thị cho người tiêu dùng sau khi đã xem sản phẩm hoặc truy cập trang web. Khi người tiêu dùng truy cập một trang web, “cookie” thu thập dữ liệu và nó sẽ lưu trữ dữ liệu về lượt truy cập trong trình duyệt của khách truy cập. Khi khách truy cập vào một trang web khác hoặc đang lướt mạng, cookie có thể cho phép hiển thị quảng cáo tiếp thị lại. Quảng cáo tiếp thị lại là những nỗ lực để giữ thương hiệu hoặc sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng và đưa họ trở lại trang web của họ để mua hàng hóa hoặc dịch vụ.

Return On Investment (ROI) – Lợi tức đầu tư (ROI)

Để có dược ROI tốt, doanh nghiệp phải có doanh thu cho chiến dịch cao hơn so với chi phí bỏ ra cho chiến dịch hoạt động. Nói cách khác, một marketer phải kiếm được nhiều tiền lời hơn từ chiến dịch thì họ mới được chủ doanh nghiệp cho phép chi tiêu.

S

Social media

Mạng xã hội là một tập hợp các cộng đồng trên Internet cho phép người dùng tương tác với nhau online. Điều này bao gồm các diễn đàn, wiki, youtube và các trang web có nội dung do người dùng tạo (User Generate Content).

Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được biết đến rộng rãi thông qua các ứng dụng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Zalo, ….

Search engine – Công cụ tìm kiếm

Công cụ tìm kiếm đề cập đến một hệ thống phần mềm được phát triển với mục đích tìm kiếm thông tin trên World Wide Web. Kết quả công cụ tìm kiếm được hiển thị khi thực hiện tìm kiếm trên trình duyệt web.

Ví dụ: một người dùng web nhập “Starbucks” vào trình duyệt tìm kiếm của họ. Kết quả của công cụ tìm kiếm được hiển thị trong các trang và cung cấp kết quả của Starbuck cho người dùng. Thông tin có thể là sự kết hợp của các trang web, hình ảnh và các loại tệp khác.

Search Network – Mạng tìm kiếm

Mạng tìm kiếm đề cập đến một nhóm các trang web cho phép hiển thị quảng cáo.

Ví dụ: Mạng tìm kiếm của Google là một nhóm bao gồm cả các trang web của Google và không phải của Google hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo. Các nhà quảng cáo thường trả tiền để quảng cáo của họ được hiển thị trên mạng.

Search Engine Marketing (SEM) – Marketing Công cụ Tìm kiếm

Marketing công cụ tìm kiếm đề cập đến hai loại tiếp thị kỹ thuật số.

Đầu tiên, liên quan đến các hoạt động Digital marketing lên các công cụ tìm kiếm. Thứ hai, SEM liên quan đến tiếp thị kỹ thuật số công cụ tìm kiếm có trả tiền. Thông thường, khi SEM được đề cập đến là đề cập đến tiếp thị công cụ tìm kiếm có trả tiền như các chiến dịch PPC.

Search Engine Optimization (SEO) – Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một chiến lược tiếp thị nhằm nâng cao kết quả tìm kiếm và xây dựng nhận thức về thương hiệu. SEO sử dụng các phương pháp khác nhau như content marketing, backlink, cải tthiện các yếu tố kỹ thuật website. SEO là marketing miễn phí có nghĩa là nó không liên quan đến các kênh trả phí như PPC.

Search Engine Results Page (SERP) – Trang kết quả của công cụ tìm kiếm

SERP đề cập đến chữ viết tắt của trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Trang kết quả của công cụ tìm kiếm là các trang có danh sách kết quả tìm kiếm khi người dùng Internet thực hiện tìm kiếm trên trình duyệt. Ví dụ: một người dùng Internet nhập “Starbucks” vào trình duyệt của họ. Các trang kết quả của công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả liên quan đến Starbucks và sẽ được ưu tiên cho kết quả SEO địa phương.

kết quả serp

T

Target Audience – Đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là một nhóm người cụ thể có các đặc điểm chung đáp ứng tính cách người mua của marketer. Nói cách khác, họ là đối tượng có khả năng quan tâm nhất đến sản phẩm của doanh nghiệp nhất và có khả năng cao tạo ra doanh thu bán hàng. Thông thường, đối tượng mục tiêu được xác định thông qua thông tin nhân khẩu học (Tuổi, giới tính, sở thích, …).

Technical SEO – SEO kỹ thuật

SEO kỹ thuật đề cập đến việc tối ưu hóa trang web và máy chủ để hỗ trợ trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục một trang web. SEO kỹ thuật giúp trình thu thập thông tin, còn được gọi là trình thu thập dữ liệu, đọc, ghi điểm và lập chỉ mục một trang web hiệu quả hơn.

SEO kỹ thuật không liên quan đến SEO trên trang; tuy nhiên, nếu thực hiện đúng, nó sẽ thúc đẩy nội dung, giúp website được tìm thấy dễ dàng.

Time On Page – Thời gian trên trang

Đây là thời gian trên trang của một trang web được tính bằng độ chênh lệch thời gian giữa thời điểm khi một người truy cập trang và khi họ chuyển sang trang tiếp theo.

Theo kết quả khảo sát từ Brafton, thời gian trung bình trên trang của 181 trang được khảo sát là 02 phút 17 giây.

U

User Interface (UI) – Giao diện người dùng (UI)

Giao diện người dùng đề cập đến phương tiện mà người dùng và thiết bị kỹ thuật số tương tác với nhau.

Ví dụ: Giao diện người dùng của một website bán hàng phải thân thiện với người dùng, các sản phẩm được hiển thị rõ ràng hay bốc cục website không quá nhiều nội dung giúp người xem hình dung nhanh.

User Experience (UX) – Trải nghiệm người dùng

UX đề cập đến chữ viết tắt của Trải nghiệm người dùng. UX đề cập đến cách người dùng tương tác với một trang web hoặc ứng dụng.

Ví dụ: Một website bán hàng phải thân thiện với người dùng, tạo điều kiện thuận tiện cho việc mua sắm. Bằng cách sắp xếp mức giá từ cao đến thấp có thể giúp người dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình hơn. Từ đó có thể cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng ghé thăm thành khách mua hàng.

V

Video Marketing

Marketing qua video đề cập đến một chiến lược marketing tích hợp video với quảng cáo. Tiếp thị video được sử dụng cho nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như review sản phẩm từ khách hàng, video tương tác, phát trực tiếp video live và quảng cáo video.

Visit – Lượt truy cập

Lượt truy cập đề cập là một số liệu được sử dụng để tính toán tổng số lần điều hướng trang web của khách truy cập vào một trang web. Lượt truy cập cũng có thể được gọi là phiên. Chỉ số này là một chỉ số quan trọng trong Digital marketing vì nó được sử dụng cùng với tỷ lệ chuyển đổi để hiểu rõ hơn về hiệu suất của trang web.

W

Website Analytics – Phân tích website

Phân tích trang web đề cập đến việc phân tích và báo cáo dữ liệu web để hiểu rõ hơn về hành vi của khách truy cập trang web. Dữ liệu cụ thể được đo lường và phân tích để hiểu rõ hành vi của người dùng trên các trang web. Các dữ liệu khác nhau bao gồm lượng thời gian khách truy cập dành cho một trang, số lượng trang của một trang web mà khách truy cập vào trang web, thời gian họ ở lại trang web và cách họ đến trang web đều được đo lường và phân tích bởi Web analytic.

White Hat Marketing – Marketing mũ trắng

Mũ trắng đề cập đến một thuật ngữ marketing được sử dụng để mô tả các hoạt động marketing “đúng luật”.

Thuật ngữ này được sử dụng trong SEO và đề cập đến việc sử dụng các chiến lược, kỹ thuật và chiến thuật tối ưu hóa đúng cách, tránh thao túng trái phép thuật toán công cụ tìm kiếm. Marketing mũ trắng nói chung hoàn toàn tuân theo tất cả các quy tắc và chính sách của công cụ tìm kiếm.

X

XML Sitemap – Sơ đồ website

Sơ đồ trang web XML đề cập đến một định dạng tài liệu XML được sử dụng để phân loại tất cả các trang, tệp, bài đăng, …. có liên quan của một trang web. Sơ đồ trang XML được thiết kế để giúp các chương trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm xác định các trang của một trang web.

Y

YouTube

YouTube ra đời như một website chia sẻ video. Vào năm 2006, YouTube đã được Google mua lại và hiện là một phần của mạng quảng cáo của Google. YouTube hiện là công cụ tìm kiếm được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. YouTube cung cấp thông tin và phát video online cũng như là một nền tảng quảng cáo cho các marketer.

Tổng kết

Việc hiểu rõ các thuật ngữ Digital marketing sẽ giúp bạn có thể giao tiếp tốt hơn với các người trong ngành cũng như đặt ra các câu hỏi với từ khóa tìm kiếm chính xác hơn. Trung tâm đào tạo Digital marketing EQVN chúc bạn thành công.

Đào tạo Digital Marketing tại doanh nghiệp banner

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing