Tầm quan trọng của Digital Marketing trong kinh doanh

Lợi ích Digital Marketing

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Ngày nay, thời đại của Internet đã mở ra cơ hội để làm Marketing trên nền tảng thiết bị số cho các doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng các kênh tiếp thị kỹ thuật số khác nhau, doanh nghiệp sẽ không dừng lại ở việc chia sẻ sản phẩm và dịch vụ của mình trên các kênh Online; ngoài ra, Doanh nghiệp có thể tăng thêm lượng khách hàng, tương tác với khách hàng tiềm năng và có thể chuyển đổi họ thành khách hàng để tăng chỉ số ROI.
Tốc độ và sự đơn giản mà phương tiện kỹ thuật số truyền dữ liệu và hỗ trợ doanh nghiệp là một điều đáng kinh ngạc. Trong phần Giới thiệu về Hướng dẫn điện tử tiếp thị kỹ thuật số này, mọi khía cạnh của Tiếp thị kỹ thuật số sẽ được thảo luận để giúp các nhà tiếp thị hiểu Digital Marketing là gì, cách thức hoạt động của nó, và làm thế nào nó có thể giúp họ tối ưu hóa chiến dịch tiếp thị của họ.

1. Trước tiên, Digital Marketing là gì?

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Digital Marketing, người thì nói đó là “tiếp thị kỹ thuật số”, người thì cho là marketing online. Thế thì, định nghĩa như thế nào cho NGẮN GỌN nhưng DỄ NHỚ. Trước tiên để dễ hình dung, chúng ta sẽ cắt nghĩa từ này làm 2 thành tố là Digital và Marketing.

1.1. Digital là gì ?

Digital được hiểu nôm na là những phương tiện, thiết bị, các sản phẩm có liên quan đến công nghệ, điện tử. Đó bao gồm các thiết bị từ TV, Radio cho đến các thiết bị thông minh như Smartphone, Computer.

1.2. Marketing là gì ?

Marketing có lẽ là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong những năm gần đây và đặc biệt là trong kỷ nguyên số. Tuy nhiên hầu hết có rất nhiều định nghĩa cũng như trường phái marketing khác nhau. Để có thể định nghĩa sát nhất với từ gốc thì thật sự rất khó. Thế thì để có thể dễ dàng GHI NHỚ chúng ta tạm hiểu.

Marketing là một quá trình phối hợp nhiều hoạt động khác nhau từ chiến lược cho đến truyền thông nhằm kích thích nhu cầu của người dùng hoặc gia tăng mức độ nhận biết của người dùng về sản phẩm hoặc thương hiệu của doanh nghiệp.

Từ đó ta sẽ có định nghĩa Digital Marketing là thực hiện các hoạt động marketing trên các nền tảng, phương tiện kỹ thuật số.

Tầm quan trọng của Digital Marketing trong kinh doanh

1.3 Sự phát triển và phổ biến của Internet

Hiện nay , Internet Marketing (Tiếp thị trực tuyến) khẳng định tầm quan trọng không thua kém gì so với các hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu truyền thống.

Với gần 60 triệu người dùng Internet năm 2019 và dự báo tăng thêm 16.5 triệu người dùng vào 2023 thì Internet đã chiếm hơn 60% dân số Việt Nam và 71% lượng người dùng rơi vào độ tuổi khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.

Internet Marketing – có nhiều tên gọi khác nhau như Marketing Online hay E-marketing, là một hình thức sử dụng môi trường Internet để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ.

Internet Marketing mang một phạm trù khá rộng, bởi vì nó không dừng lại ở hình thức Marketing trên mạng Internet mà còn bao gồm các hình thức Marketing khác như thư điện tử (Email) và các phương pháp truyền thông qua thiết bị không dây. Những hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng (CRM) và hệ thống dữ liệu khách hàng thường hay đi chung và được tận dụng cho các hình thức Internet Marketing.

Các hình thức Internet Marketing phổ biến như: tiếp thị truyền thông xã hội (Social media marketing), tiếp thị tìm kiếm (SEM – Search Engine Marketing), tối ưu thanh công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization), quảng cáo banner trên các website (banner ads), quảng cáo thông qua thư điện tử (email marketing), quảng cáo qua thiết bị di động (mobile marketing), Website, …

1.4 Công dụng Internet Marketing

a) Tiếp cận rộng, nhanh và tương tác lớn từ người dùng.

Internet cùng với Mạng xã hội giúp thông tin được tiếp cận đến người dùng nhanh chóng mà chưa có loại hình truyền thông nào có thể làm nhanh hơn. Vì thế việc làm quảng bá trên Internet là cách hiệu quả để tiếp cận đến khách hàng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, marketing qua Internet có thể giúp doanh nghiệp kết nối đa quốc gia, phá bỏ rào cản về không gian và địa lý.

b) Tiết kiệm chi phí.

So với các phương pháp Marketing truyền thống thì chi phí làm Internet Marketing là khá tiết kiệm và độ hiệu quả có thể đo lường và tối ưu theo các giai đoạn khác nhau.

c) Đo lường chỉ số.

Tất cả thông số đều được hiển thị dưới thời gian thực, doanh nghiệp có thể nhận xét về độ hiệu quả của các chiến dịch Internet Marketing họ đang thực hiện và đưa ra các giải pháp hợp lý.

d) Chọn lọc đối tượng quảng bá.

Internet Marketing nổi tiếng với khả năng xác định đối tượng quảng cáo. Bạn có thể chọn lọc hơn cho đối tượng mình đang nhắm đến như: giới tính, độ tuổi, thu nhập, khu vực sinh sống, ….

e) Bình đẳng cho mọi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp từ siêu nhỏ, nhỏ và vừa đều có thể cạnh tranh với các ông lớn nếu như áp dụng hợp lý các chiến lược Digital Marketing.

f) Khách hàng và các các kênh Digital Marketing

Digital Marketing và các công cụ Digital xoay quanh như (Facebook ads, Google ads, SEO và Email marketing, …) cho phép doanh nghiệp tận dụng và biến thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Theo báo cáo uy tín từ Hubspot về xu hướng Marketing vào năm 2019, 28% các công ty đang ưu tiên thời gian bán hàng trên mạng xã hội và trong 14 ngành công nghiệp phổ biến thì một nửa doanh thu chịu ảnh hưởng của việc bán hàng trên mạng xã hội.

2. Tầm quan trọng của Digital Marketing trong kinh doanh

Ngày nay, Digital Marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như cách đây 10 năm, khi nói đến Digital Marketing tôi dám cá là nhiều người vẫn chưa hình dung ra được Digital Marketing nghĩa là gì. Thời điểm đó, các thuật ngữ như Digital Marketing, Marketing Online hay Internet Marketing dường như là thứ gì đó hết sức lạ lẫm.

Thế nhưng, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, dường như những người làm doanh nghiệp không ai là không biết đến Digital Marketing, nhất là trong bối cảnh thế giới đang trong giai đoạn cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn được biết đến là công nghiệp 4.0 mà ở đó CÔNG NGHỆ được ví như yếu tố then chốt, Digital Marketing lại là một thành tố quan trọng của công nghệ.

Vì vậy, lúc này đây câu hỏi được đặt ra không phải là “CÓ NÊN TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP HAY KHÔNG” mà là “TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP SAO CHO HIỆU QUẢ”

Theo báo cáo của Wearesocial, tính đến tháng 1/2019, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đạt 65 triệu người dùng chiếm 66% tổng dân số. Thời gian sử dụng Internet trung bình một ngày hiện tại là gần 7h/ngày, dân số trẻ chiếm phần lớn và đa số đều sử dụng Internet. Do đó, Digital Marketing được xem là xu hướng phát triển trong tương lai và không chỉ riêng gì Việt Nam. Đây cũng là xu hướng của thế giới trong 5 – 10 năm tới.

Thế thì vai trò của Digital Marketing là như thế nào? Tầm quan trọng của nó ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ở phần sau của bài viết.

Đối với doanh nghiệp Digital Marketing đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Khi triển khai Digital Marketing, bản thân doanh nghiệp sẽ khá thuận lợi về nhiều mặt:

+ Không còn rào cản về địa lý:

Triển khai marketing trên nền tảng Digital sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng tiềm năm cả bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Với tốc độ phát triển của Internet, giờ đây mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp cận với khách hàng một cách dễ dàng hơn và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác một cách sòng phẳng.

+ Có thể tiếp cận được số lượng khách hàng nhiều hơn:

Môi trường số hóa ngày càng hoàn thiện và phát triển, khi mọi người sử dụng các thiết bị điển tử và thông minh nhiều hơn. Đây sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận với số lượng lớn khách hàng tiềm năng của mình.

+  Truyền tải thông tin đa dạng, đầy đủ & chi tiết hơn:

Thông qua Digital Marketing, sản phTầm quan trọng của Digital Marketing trong kinh doanhg. Người dùng sẽ tiếp cận với thông tin một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn

+ Phù hợp với đa số các lĩnh vực & quy mô khác nhau:

So với hình thức Marketing truyền thống, Digital Marketing cho phép doanh nghiệp có cơ hội quảng bá hình ảnh, sản phẩm cũng như dịch vụ của mình với chi phí tốt hơn. Digital Marketing cũng sẽ là sự lựa chọn phù hợp với đại đa số các lĩnh vực và mô hình kinh doanh có quy mô từ nhỏ đến lớn.

+ Xây dựng phễu & mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng:

Nếu như hình thức Marketing truyền thống rất khó để đo lường về kết quả hoặc nếu có thì phải bỏ ra một khoảng chi phí cho bên thứ 3 để đo lường kết quả. Chưa kể kết quả trả về cũng chưa hẳn đáng tin cậy.

Đối với việc sử dụng Digital Marketing, kết quả sẽ được phản ánh theo thời gian thực, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể cân nhắc ra quyết định ngay trong chiến dịch. Ngoài ra, khi kết thúc chiến dịch, số liệu sẽ được tự động thống kê lại, bản thân doanh nghiệp có thể xuất ra báo cáo mà không cần phải thuê bên thứ 3 nhờ đó mà chi phí sẽ giảm đáng kể.

+ Dễ dàng thu data/phễu khách hàng & chăm sóc lại khách hàng:

Đối với Digital Marketing có thể xây dựng được phễu khách hàng nhờ vào data mà ta thu thập được. Nhìn vào hành trình khách hàng mà ta đưa ra sự điều chỉnh cho phù hợp, từ đó mà ta có chiến lược chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng loại đối tượng.

3. Lợi ích của Digital Marketing trong các doanh nghiệp SMEs

Tầm quan trọng của Digital Marketing trong kinh doanh

Tầm quan trọng của Digital Marketing đối với doanh nghiệp nhỏ

Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp SME vẫn còn đang lúng túng với các hình thức Marketing hiện nay, đây cũng chính là lý do cho việc trì hoãn Digital Marketing. Tuy nhiên, nên biết rằng việc bắt tay vào triển khai Digital Marketing không phải là điều dễ dàng. Nhưng nói thế không có nghĩa là không nên sử dụng.

Thực tế đã chứng minh, theo báo cáo của We are social chỉ ra rằng các loại hình quảng cáo hiệu quả, dẫn đầu là quảng cáo Online với 43% gần như gấp đôi loại hình quảng cáo trên TV và gấp nhiều lần so với các loại hình quảng cáo khác. Nói như vậy để thấy được là Digital Marketing mang một lợi ích cực kì lớn trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Vậy thì đó là những lợi ích gì? Cùng EQVN điểm qua những lợi ích mà Digital Marketing mang lại nhé.

  • Đánh giá được hoạt động Marketing của công ty:

Như đã đề cập ở phần trước, nhờ vào sự phát triển của công nghệ, Digital Marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi, đo lường. Việc cung cấp các chỉ số cụ thể và tường minh, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các hoạt động đánh giá cũng như phương án cải thiện hoạt động Marketing của mình.

  • Xác định rõ phân khúc khách hàng

Nhờ vào Digital Marketing, doanh nghiệp sẽ chủ động lựa chọn kênh triển khai cho phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến.

Hình thức Digital Marketing này hỗ trợ nhiều công cụ khác nhau như Email Marketing, Website, Mobile Marketing, Social Networks. Mỗi công cụ sẽ lại được áp dụng dành riêng cho từng phân khúc khách hàng, phù hợp đặc tính riêng biệt của mỗi khách hàng. Doanh nghiệp nhờ đó mà có nhiều thời gian hơn để tiến hành nghiên cứu, đưa các chiến lược phù hợp để tiếp cận nhiều hơn những nhóm đối tượng khách hàng.

  • Chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng:

Digital Marketing giúp kết nối và tương tác qua lại với các khách hàng tiềm năng. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống. Sự tương tác sẽ hỗ trợ một phần rất lớn cho giai đoạn sales, và thực hiện tốt khâu chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, tương tác sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp và khách hàng hiểu nhau hơn, từ đó xây dựng được lòng tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Giảm thiểu chi phí so với hình thức Marketing truyền thống

Đối với Digital Marketing, doanh nghiệp không phải đóng phí thuê mặt bằng hay bảo trì, và có thể đặt hàng phù hợp với nhu cầu nhằm tiết kiệm chi phí kho bãi. Có thể nói đây là lợi ích to lớn cho doanh nghiệp SMEs trong việc cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Digital Marketing còn giúp doanh nghiệp SME tiếp thị khách hàng mà không bị giới hạn về thời gian, không gian. Từ đó đảm bảo hiệu quả vượt trội đối với doanh thu.

Kết luận:

Có thể nói Digital Marketing thực sự là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp SMEs trong thời đại số ngày nay. Chúng tôi hy vọng những thông tin ở trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong những bước đầu còn băn khoăn về lợi ích mà Digital Marketing mang lại.

4. Cập nhật kiến thức Google

4.1. Tham khảo thêm về các bài viết

Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về Digital Marketing, bạn có thể đón đọc những bài viết khác tại: Kiến thức Digital Marketing.

4.2. Giới thiệu khóa học chuyên viên Digital Marketing

Đến với khóa học chuyên viên Digital Marketing tại EQVN

Bạn sẽ biết tất tần tật những kiến thức mới nhất từ A đến Z về các công cụ Digital Marketing bao gồm Google Ads, Facebook Ads, SEO, Email Marketing:

  • Thấu hiểu cơ chế vận hành và cách thức phân phối của từng công cụ Digital Marketing.
  • Tối ưu các chiến dịch quảng cáo, phân tích số liệu và đo lường độ hiệu quả.
  • Tường tận các bước lên kế hoạch nội dung phù hợp cho các kênh.
  • Thành thạo chiến lược Digital Marketing đa kênh.

Tham khảo thêm tại Đây.

Quản trị Digital Marketing tại trung tâm đào tạo eqvn

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing