Kinh nghiệm Facebook: Các sai lầm cần tránh

Kinh nghiệm Facebook: Các sai lầm

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Facebook là mạng xã hội được người dùng sử dụng phổ biến nhất, thật dễ hiểu khi doanh nghiệp sử dụng vào việc kinh doanh. Tuy nhiên, Facebook cũng như một cuộc đua hối hả khiến chúng ta dễ mắc phải sai lầm khi ứng dụng. Việc tích lũy kinh nghiệm Facebook là hết sức cần thiết nhằm tránh những sai lầm khiến doanh nghiệp mất điểm trong mắt khách hàng.

Mặc dù Facebook marketing có vẻ đơn giản vì nhiều người làm nhưng bạn sẽ cần có kế hoạch chính xác để đạt hiệu quả.

Quá nhiều người bỏ qua phần này của quá trình và tham gia vào cuộc đua ngay.

Bài viết này cung cấp tổng quan về những sai lầm phổ biến nhất của các Fanpage.

Học cách tránh những cạm bẫy phổ biến này sẽ biến những tiêu cực này thành tích cực cho doanh nghiệp của bạn.

1. Đăng quá nhiều bài viết trong một ngày

Số lượng bài đăng được đề xuất cho các thương hiệu là khoảng 1 – 2 bài mỗi ngày, đối với các công ty truyền thông, con số này có thể là 5 – 10 bài mỗi ngày.

Một điều nữa là nếu bạn đăng quá thường xuyên trên trang Facebook của mình – cách nhau 5 phút một bài thì các lượt tiếp cận bài viết sẽ kém dẫn đến hậu quả không có lượt tương tác từ người dùng.

2. Không tương tác với người dùng

Chúng ta thường quên kiểm tra thông báo dẫn đến bỏ sót các lượt bình luận bài viết từ người dùng – hãy đảm bảo rằng bạn trả lời mọi người khi họ có câu hỏi, ngay cả khi đó là những câu hỏi “ngây thơ” nhất về sản phẩm.

Ví dụ về Starbuck, một trong những thương hiệu thường xuyên phản hồi với người dùng trên mạng xã hội.

Starbuck tương tác người dùng

3. Chỉ đăng một dạng nội dung

Chỉ một loại nội dung – chẳng hạn như một ảnh hoặc nhiều ảnh, thường là ổn, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn cũng đăng nhiều loại nội dung khác nhau, điều đó cực kỳ quan trọng.

Facebook hiện nay rất ưu ái cho các định dạng Video, nếu sử dụng định dạng này bạn có cơ hội được tiếp cận nhiều người dùng hơn.

4. Đăng quá nhiều chữ và đường dẫn

Không phải ai cũng yêu thích các bài viết quá dài trên Facebook.

Để người dùng hiểu bạn đang muốn chia sẻ gì, bài viết nên dài vừa đủ – ý chính nên được tóm tắt ngay những dòng đầu và một khi hiểu hết người dùng dễ dàng chia sẻ hơn – hoặc sẽ lôi kéo mọi người liên hệ với bạn để biết thêm thông tin sản phẩm.

Bài viết facebook nhiều chữ
Bài viết có nhiều chữ

 

Ngoài ra, một bài viết không nên có quá nhiều đường dẫn nhằm tránh gây bối rối cho người dùng khi họ sẽ không biết bạn muốn họ nhấn vào đường link nào.

5. Không theo sát nội dung và chiến lược Marketing với nhau

Bạn có đang đăng bài mà không có kế hoạch cụ thể ?

Một trong những kinh nghiệm Facebook quí báu là sở hữu chiến lược rõ ràng, bạn đăng bài có mục đích thay vì chỉ ngẫu nhiên tùy hứng.

Bạn cũng sử dụng thương hiệu nhất quán trong nội dung và hình ảnh của mình. Điều này khiến người đọc sẽ dần quen với hình ảnh của bạn trong mắt họ.

Constant Contact là một ví dụ tuyệt vời.

Cho dù tôi kết nối với thương hiệu ở đâu, tôi chắc chắn sẽ thấy giao diện tương tự. Điều này có nghĩa là hình ảnh trên blog của họ được dịch sang trang Facebook và tất cả các mạng xã hội khác để phù hợp với phong cách thương hiệu của họ.

6. Không hồi âm các đánh giá tiêu cực

Một trong những sai lầm Facebook nghiêm trọng là bạn không hồi âm các phản hồi không tốt từ khách hàng.

Một điều quan trọng cần nhớ về Facebook (và mạng xã hội nói chung) là bài đăng của bạn cần được lưu tâm đến. Bạn phải theo dõi các bài đăng của mình để biết mức độ tương tác, giúp tối ưu hóa các hoạt động trong tương lai của bạn và phản hồi nhận xét của người dùng.

Mỗi nhận xét, đề xuất hoặc kể cả phản hồi tiêu cực phải được bạn phản hồi. Nếu bạn bỏ mặc những bình luận đó, sẽ khiến người hâm mộ của bạn cảm thấy không được đánh giá cao và sẽ tạo ra rào cản phản hồi trong tương lai.

Các bình luận tiêu cực phải được giải quyết kịp thời để ngăn chặn không khí tiêu cực Fanpage bạn hoặc những người hâm mộ khác nhìn thấy bình luận. Bạn phải luôn làm rõ vấn đề của việc bình luận kém, đừng chần chừ phản hồi ngay.

Điều đặc biệt quan trọng là phải trả lời bằng giọng điệu thân thiện. Viết một câu trả lời theo kiểu tuyên bố từ công ty chỉ khiến người hâm mộ cảm thấy như bị phủi tay và không hài lòng.

Bình luận tiêu cực không phải là kết thúc của một mối quan hệ.

Trải nghiệm tiêu cực của người dùng với doanh nghiệp bạn, điều đó sẽ mang lại cho bạn cơ hội được chăm sóc khách tốt hơn và cho thấy rằng bạn quan tâm đến khách hàng. Nếu khách hàng không thổ lộ cho bạn phản hồi của họ và chỉ im lặng bỏ đi thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đó.

7. Quảng cáo trực tiếp sản phẩm

Đăng quá nhiều bài viết bán hàng sẽ làm người dùng mau chán.

Hầu hết các bài đăng từ các doanh nghiệp mới tham gia Facebook đều quảng cáo trực tiếp sản phẩm hoặc cố gắng bán hàng quá nhiều. Họ sử dụng Facebook giống như cách họ sử dụng điện thoại bán hàng và quảng cáo tờ rơi, khiến họ nghĩ rằng Facebook không hiệu quả.

Kinh nghiệm Facebook dành cho bạn, bạn có thể quảng bá sản phẩm hoặc doanh nghiệp của mình trong các bài đăng trên Facebook nhưng hãy sáng tạo.

Các bài đăng này cần cung cấp một số giá trị cho người dùng, dưới dạng giải trí hoặc thông tin có giá trị.

Ví dụ về hãng mức vị Sô cô la Nutella, thay vì quảng bá sản phẩm trực tiếp họ hướng dẫn người dùng cách dùng sản phẩm.

Nutella bài viết Facebook

8. Không tạo ra khác biệt

Bạn đang hiểu rõ điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ không ?

Có một chiến thuật được gọi là “Marketing bắt chước” thường được sử dụng khi các doanh nghiệp tham khảo hoạt động từ đối thủ – và sau đó tái hiện lại trên trang của họ.

Thật không may, có những hạn chế đáng kể đối với loại hình marketing này.

Nổi bật giữa đám đông là không dễ nếu không có yếu tố khác biệt.

Giảm thiểu bắt chước những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm và bắt đầu thiết lập giai điệu của riêng mình.

9. Không tạo ra nội dung đều đặn

Chia sẻ nội dung nhất quán trên trang Facebook của bạn đòi hỏi nguồn lực. Không nghi ngờ gì khi quản lý và tạo nội dung là một thách thức mà tất cả các doanh nghiệp phải đối mặt.

Vậy, bạn có thể tìm cảm hứng cho các bài đăng trên Facebook của mình ở đâu ?

Tất nhiên: Facebook, tham gia các hội nhóm để lắng nghe nhu cầu từ người dùng. Google để tra cứu các xu hướng tìm kiếm hiện nay.

Bạn chỉ bị giới hạn bởi sự sáng tạo của chính mình.

Xem xét nội dung bạn đã tạo trong quá khứ hoặc nội dung hiện tại mà bạn đã sử dụng trên các nền tảng xã hội khác. Bây giờ hãy quyết định cách bạn có thể sử dụng lại nội dung đó cho một đối tượng hoàn toàn mới.

10. Không kêu gọi hành động rõ ràng

Lưu ý tiếp theo về kinh nghiệm Facebook là đừng cho rằng người đọc sẽ hiểu và làm bước tiếp theo mà bạn muốn.

Ví dụ: bạn đang chia sẻ một bài đăng trên blog. Thay vì chỉ đơn giản là thả liên kết với tiêu đề bài website  – hãy viết một vài câu thật hay để người đọc nhấp vào đường dẫn của bạn.

Nếu tiêu đề bài đăng của bạn là “Các chiến lược trực quan hóa nội dung để tăng like cho Facebook của bạn”, thì lời kêu gọi hành động của bạn có thể là:

Bạn có đang sử dụng marketing trực quan để tạo ra những hình ảnh bắt mắt thu hút sự chú ý của người hâm mộ không ? Nhấp vào liên kết và xem nhé. Sau đó để lại một bình luận. Tôi rất muốn nghe những gì bạn nghĩ ! 

Các lời kêu gọi hành động rõ ràng khác bao gồm:

  • Đăng ký ngay
  • Bắt đầu từ hôm nay
  • Tìm hiểu thêm
  • Nhấn vào đây để tải
  • Liên hệ với chúng tôi ngay

Nếu người đọc bối rối họ sẽ không đưa ra hành động nào cụ thể.

Đảm bảo bạn hiểu rõ về cách bạn muốn người hâm mộ tương tác với trang của mình và bước tiếp theo là gì.

Tổng kết

Không phải mọi sai lầm của Facebook đều gây thiệt hại lớn – nhưng hầu hết đều có thể gây ra sự mất mát to lớn về cơ hội mang lại cho doanh nghiệp bạn.

Trước khi bạn đăng một bài viết khác, hãy xem lại một lần nữa Fanpage mình.

Bạn thấy những sai lầm nào và cách khắc phục ra sao để gia tăng kinh nghiệm Facebook hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Khóa đào tạo Facebook marketing để có thể cải thiện toàn diện hơn và tránh các sai lầm căn bản nhất nhằm tối ưu hóa các hoạt động Facebook Marketing.

Đến với khóa học Facebook Marketing tại EQVN, bạn sẽ:

  • Hiểu rõ tất tần tật những kiến thức mới nhất từ A đến Z về quảng cáo Facebook như xây dựng chiến lược, triển khai và áp dụng hiệu quả các công cụ Facebook Marketing.
  • Nắm vững tư duy và chiến lược quảng cáo Facebook.
  • Hiểu rõ các kỹ thuật xây dựng trang Fanpage.
  • Xác định đối tượng mục tiêu quảng cáo.
  • Nằm lòng phương pháp sáng tạo nội dung quảng cáo.
  • Tự tay thiết lập chiến dịch quảng cáo Facebook.

Tham khảo thông tin chi tiết tại Khóa học EQVN Facebook Marketing.

Quản trị Digital Marketing tại trung tâm đào tạo eqvn

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing