Tiếp thị lại là gì? Phân biệt remarketing và retargeting như thế nào?

Remarketing và retargeting

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Trong thế giới số Digital World, có hàng tá phương thức tiếp thị, mỗi loại mang một đặc tính và công dụng riêng. Tuy nhiên, đó chỉ là giai đoạn đầu trong hành trình khách hàng, còn giai đoạn sau của quá trình cũng đòi hỏi những người làm marketing phải có kế hoạch tiếp thị lại. Thế thì tiếp thị lại là gì? Và vai trò của tiếp thị lại trong quá trình marketing là như thế nào?

Xem thêm: Các cách tối ưu điểm chất lượng Google

1 – Tiếp thị lại là gì?

Quá trình tiếp thị lại
Tiếp thị lại là gì

Tiếp thị lại hay Remarketing là một thuật ngữ được dùng để nói đến các chiến dịch marketing nhằm mục đích gợi nhớ hay nhắc nhở khách hàng đã từng tương tác với các chiến dịch quảng cáo của một doanh nghiệp. 

Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch trước đó mà đối tượng khách hàng được tiếp thị lại có thể là những người đã từng tương tác với Facebook Fanpage. Đó cũng có thể là những người đã từng ghé thăm website, nhìn thấy quảng cáo sản phẩm ở một nơi nào đó, click vào một quảng cáo PPC (Pay Per Click) hay điền vào một form đăng ký. Bạn hoàn toàn có khả năng để thực hiện một chiến dịch quảng cáo tới họ một lần nữa.

Hiện nay, có một thuật ngữ khác thường được biết đến với tên gọi Retargeting cũng được nhiều người nhầm tưởng rằng Remarketing chính là Retargeting.

Vậy làm sao để phân biệt được Remarketing và Retargeting? Sự khác nhau cơ bản của 2 phương thức này là gì

2 – Khác biệt remarketing và retargeting

2.1. Remarketing

Remarketing như thế nào
Remarketing là gì

“Remarketing” đặc trưng là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc tương tác lại với khách hàng qua email.

Remarketing được sử dụng để mô tả các chiến dịch email gợi nhắc khách hàng thực hiện tiếp những hành động còn dang dở trong những lần trải nghiệm trước

Một ví dụ dễ thấy nhất đó là khi người dùng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm trên trang thương mại điện tử nhưng chỉ dừng lại ở hành vị bỏ sản phẩm vào giỏ hàng mà chưa tiến tới hành vi thanh toán. Lúc này nhiệm vụ của các chiến dịch Remarketing sẽ nhắc nhở người dùng thực hiện tiếp hành động dang dở lần trước

2.2. Retargeting

Giới thiệu retargeting
retargeting là gì

Retargeting (hay chiến lược đeo bám quảng cáo) là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất để mô tả việc đặt quảng cáo trực tuyến và hiển thị quảng cáo dựa trên hoạt động của một người dùng trên site của bạn. Một người dùng ghé thăm trang, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và giờ đây, bạn có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các site khác mà họ truy cập. Đây chính là ý nghĩa của thuật ngữ Retargeting. Điều khiến Retargeting hấp dẫn đó chính là nó có thể thực hiện thông qua mạng lưới của các bên thứ ba, cho bạn cơ hội nhắm tới người dùng cho dù họ ở bất cứ nơi đâu trên Internet

2.3. Tóm lại

Đối với Remarketing, thực chất là bạn chạy những chiến dịch quảng cáo chủ động đến những người đã từng biết đến những người mà chúng ta có mọi lý do để tin là họ cực kỳ hứng thú với việc mua sản phẩm của chúng ta.

Retargeting lại là câu chuyện dành cho những người mà thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm của chúng ta bằng cách ghé thăm website. Retargeting là việc giữ thương hiệu trong tâm trí của những người mà đã mua sản phẩm. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website của chúng ta, họ click, họ lướt, chúng ta muốn định kỳ nhắc nhở họ rằng chúng ta tồn tại

3 Áp dụng tiếp thị lại đa kênh là như thế nào?

3.1. Tiếp thị lại đa kênh là gì

tiếp thị đa kênh như thế nào
tiếp thị đa kênh multi channel

Marketing đa kênh (multi-channel marketing) là phương pháp sử dụng nhiều kênh media để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả nhất có thể. 

Mục đích của marketing đa kênh là giúp khách hàng tiềm năng  dễ dàng thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh media nào của doanh nghiệp, nhanh chóng tương tác hai chiều với doanh nghiệp. Chiến lược marketing đa kênh cho phép người dùng quyết định và lựa chọn dễ dàng hơn.

Xem thêm: Tổng quan về digital marketing

3.2. Lợi ích của chiến lược marketing đa kênh

Trong thời đại số, khách hàng có thể ở bất kì đâu, trên bất cứ thiết bị nào. Do đó, điều bạn cần là tìm cách tiếp cận và thu hút họ trên những nơi mà họ hay lui đến. Vì số lượng các kênh marketing tiềm năng ngày càng tăng lên nhiều hơn, việc thiết kế chiến dịch marketing đa kênh sẽ tiếp tục là chìa khóa để “bao vây” khách hàng một cách hiệu quả nhất.

3.2.1. Gia tăng sự chú ý

Đầu tư vào nhiều kênh media có thể làm tăng mức độ quan tâm đến doanh nghiệp của bạn trên các phương tiện khác nhau. Sự xuất hiện thường xuyên của thương hiệu cũng là cách tăng mức gợi nhớ của sản phẩm trong tâm trí khách hàng

Ví dụ: quảng cáo trên YouTube có thể tăng 120% lượng tìm kiếm tên thương hiệu của bạn trên Google.

3.2.2. Khách hàng có thể sử dụng phương tiện ưa thích của họ

Bạn càng marketing trên nhiều kênh, đồng nghĩa với việc khách hàng càng có nhiều lựa chọn tương tác với doanh nghiệp của bạn. Hay nói cách khác, họ có thể lựa chọn sử dụng kênh mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Điều này giúp bạn tăng cơ hội chuyển đổi thành công.

3.2.3 Gia tăng điểm tiếp xúc ( touch point)

Bạn càng có nhiều điểm tiếp xúc ( touch point ) trên các kênh marketing, bạn càng có thêm nhiều dữ liệu về khách hàng.  Dữ liệu này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng, kênh quảng cáo hiệu quả nhất, cũng như đo lường mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing đã thực hiện

3.2. Áp dụng tiếp thị lại đa kênh

tiếp thị lại đa kênh hiệu quả
áp dụng tiếp thị lại đa kênh hiệu quả

Để thực hiện chiến lược tiếp thị lại đa kênh thành công, marketer cần nối kết các kênh marketing lại với nhau. Cách tiếp cận liền mạch này giúp định hướng khách hàng tiềm năng theo lộ trình mà doanh nghiệp đã vạch ra sẵn nhằm hướng người dùng tương tác và đưa họ vào kênh “chốt sale” mong muốn.

Mấu chốt của chiến dịch tiếp thị lại đa kênh nằm ở chổ bạn cần có chiến lược, kế hoạch liên kết và phối hợp các chiến dịch ở từng kênh media mang tính kết nối lại với nhau nhằm tăng trải nghiệm của người dùng mà không làm khách hàng cảm thấy ngợp trước các quảng cáo dày đặt

Để thành công, trước hết hãy trả lời một số câu hỏi căn bản sau:

Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Đối tượng này dành phần lớn thời gian cho phương tiện nào?

Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị lại đa kênh bằng cách so sánh giữa các nhóm đối tượng để tìm ra được nhóm đối tượng hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn ra quyết định nên giữ hay tắt chiến dịch nào, từ đó lựa chọn phân phối quảng cáo đến đối tượng phù hợp.

Đào tạo Digital Marketing tại doanh nghiệp banner

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing