Ngày nay, bên cạnh quảng cáo Facebook thì quảng cáo google hay còn gọi là Google Ads đã trở nên rất phổ biến. Đặc biệt, trong lĩnh vực truyền thông tiếp thị trực tuyến, quảng cáo Google Ads là một kênh quảng cáo không thể thiếu đối với các công ty quảng cáo (Agency) hay những người làm quảng cáo. Đây cũng là kênh mang đến nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
Thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về hình thức quảng cáo này. Sẽ là rất khó khăn khi bắt đầu chạy Google Ads mà chưa biết gì về nó. Đọc tới đây, chắc hẳn nhiều người sẽ hoài nghi về những gì trước giờ mà mình vẫn thường nghe nói về quảng cáo Google. Vậy thì chần chờ gì mà không tìm hiểu Google ads. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan nhất về Google Ads.
1. Google Ads là gì?
Google Ads (trước đây là google adword) là hình thức quảng cáo trả tiền mà ở đó người chạy quảng cáo bỏ tiền ra thông qua đấu thầu để những mẫu quảng cáo hoặc hình ảnh quảng cáo được xuất hiện ở vị trí tốt nhất có thể tại kết quả tìm kiếm trả về hoặc tại các website của đối tác mà Google cung cấp.
2. Các hình thức quảng cáo Google
Hiện tại Google đang cung cấp cho người dùng các hình thức quảng cáo chính như sau
- Xem thêm bài viết chi tiết: Các Hình Thức Quảng Cáo Google Ads !! Lựa Chọn Nào Là Tốt Nhất?
2.1. Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
Mạng tìm kiếm của Google là nhóm các trang web liên quan đến tìm kiếm tại đó quảng cáo của bạn có thể xuất hiện, bao gồm Tìm kiếm của Google, Google mua sắm, Google Maps, Google Images và Google Groups các trang web tìm kiếm của Google và trang web đối tác tìm kiếm hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo. Quảng cáo được xác định với các trang kết quả tìm kiếm dựa trên cụm từ được sử dụng để tìm kiếm và quảng cáo văn bản là định dạng quảng cáo chính được sử dụng trên Mạng tìm kiếm của Google.
Quảng cáo google search có thể xuất hiện dọc theo, phía trên hoặc bên dưới kết quả tìm kiếm
2.2. Quảng cáo hiển thị (Google Display Network)
Bạn có từng nhìn thấy Banner quảng cáo google trên trang web tin tức yêu thích hay trong tài khoản Gmail của mình và tự hỏi làm thế nào quảng cáo này có thể được hiển thị ở đó? Các trang web như thế này là một phần trong Mạng hiển thị của Google. Mạng hiển thị là một tập hợp các trang web đối tác và các trang web cụ thể của Google — bao gồm Google Finance, Gmail, Blogger và YouTube — hiển thị dưới dạng video. Mạng này cũng bao gồm các trang web và ứng dụng trên điện thoại di động.
Khi thực hiện quảng cáo trên Mạng hiển thị, bạn có thể tiếp cận rất nhiều khách hàng có sở thích rộng, chọn trang web hoặc trang nào để xuất hiện và thu hút người dùng bằng các định dạng quảng cáo hấp dẫn như định dạng văn bản, hình ảnh, video hoặc đa phương tiện có thể xuất hiện trên Mạng hiển thị.
2.3. Quảng cáo Video Youtube (Youtube Video Ads)
Quảng cáo video trên Youtube là hình thức quảng cáo bao gồm những đoạn quảng cáo ngắn sẽ xuất hiện trước hoặc trong quá trình người dùng xem Video trên Youtube. Tùy theo loại quảng cáo Video mà người dùng có thể lựa chọn bỏ qua ( Skip) hoặc bắt buộc phải xem hết video
Đây là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất hiện nay và chưa có dấu hiệu bị soán ngôi bởi những ông lớn khác.Chính vì thế Google cũng không bỏ qua việc khai thác quảng cáo ở đây.
Quảng cáo Video Ads cũng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Youtube, hay trên Youtube feed giao diện điện thoại
Hình thức quảng cáo này thuộc trong hệ thống của quảng cáo google ads với hình này quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện qua các banner ở góc bên phải và trong video hoặc quảng cáo video về doanh nghiệp, công ty bạn sẽ xuất hiện khi người dùng xem video trên youtube hay khi khách hàng tìm kiếm trên trang youtube khi đó video của bạn sẽ hiện lên top của kết quả tìm kiếm.
2.4. Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Quảng cáo google mua sắm là một dịch vụ của Google cho phép người tiêu dùng tìm kiếm, so sánh và mua sắm các sản phẩm vật lý trên các nhà bán lẻ khác nhau đã trả tiền để quảng cáo sản phẩm của họ. Đây còn được gọi là Công cụ mua sắm so sánh (CSE). Kết quả Google Mua sắm hiển thị dưới dạng hình ảnh thu nhỏ hiển thị giá bán lẻ của từng sản phẩm.
2.5. Quảng cáo Gmail
Quảng cáo Gmail là hình thức quảng cáo trả tiền để để email xuất hiện ở các vị trí trên cùng trong Tab hộp thư đến của người dùng. Quảng cáo Gmail có thể mở rộng bao gồm hình ảnh, video hoặc các biểu mẫu nhúng.
3. Cách tính phí quảng cáo Google ads
Khác với quảng cáo Facebook, Google Ads chỉ tính phí khi có người dùng nhấn vào mẫu quảng cáo hay còn gọi là chi phí trên mỗi lượt click – CPC ( Cost Per Click) hoặc chi phí trên mỗi lượt xem – CPV ( Cost Per View) đối với quảng cáo Video. Như vậy có thể hiểu Google Ads tính phí dựa trên số lượt click trên mỗi hành động
Đến đây, chắc sẽ nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết Google dựa vào đâu để mà tính chi phí đó và liệu có cách nào khác để chi phí thấp mà quảng cáo vẫn hiệu quả hay không ?
Để tính được chi phí cho Google Ads, chúng ta dựa vào công thức được quy định như sau
CPC = Ad Rank of person below you/ Your Quality Score + $0.01
Với:
CPC: Chi phí cho mỗi lần nhấp chuột
Ad Rank of person below you: Thứ hạng mẫu quảng cáo xếp sau
Quality Score: Điểm chất lượng từ khóa của mẫu quảng cáo của bạn
Trong đó
Ad Rank = Max Bid x Quality Score
Với Max Bid: Giá thầu cao nhất
Quality Score: Điểm chất lượng từ khóa
Có 3 phương thức tính phí quảng cáo chính:
3.1. Theo lượt nhấp chuột CPC
CPC – (Cost Per Click): được hiểu là khi quảng cáo hiển thị, nó được người dùng nhấp chuột vào, Google sẽ tính phí quảng cáo trên từng nhấp chuột đó, đổi lại sẽ là cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.
3.2. Quảng cáo với 1000 lượt hiển thị CPM
Đây là cách tính phí quảng cáo được áp dụng dành cho những quảng cáo hiển thị trên mạng hiển thị của Google, cứ mỗi 1000 lượt hiển thị của quảng cáo, Google sẽ tính phí 1 lần.
Chúng ta sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế (cứ hiển thị là mất tiền).
3.3. Theo hành động chuyển đổi của người dùng
- Đăng ký tài khoản trên website
- Điền thông tin vào một form
- Mua hàng
- Tải một tập tin
Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra.
4. Chuẩn bị gì khi triển khai Google Ads
4.1. Gmail
Để triển khai Google ads, trước tiên người tiêu dùng cần có cho mình 1 tài khoản Gmail. Một tài khoản Gmail có thể tạo ra nhiều tài khoản quảng cáo khác nhau. Tài khoản Gmail này phải là tài khoản chưa từng chạy Google Ads bao giờ. Cách thức đăng ký 1 tài khoản Gmail sẽ được hướng dẫn ở một bài viết khác
Xem thêm: Các Bước Tạo Tài Khoản Gmail Cho Quảng Cáo Google Ads
4.2. Tài khoản Google Ads
Tài khoản quảng cáo được chia làm 2 hình thức là tài khoản quảng cáo cá nhân và tài khoản trung tâm quản lý khách hàng ( My Client Service)
Đối với mỗi loại tài khoản quảng cáo sẽ có ưu, nhược điểm và cách thức khởi tạo chiến dịch quảng cáo khác nhau. Nội dung, cách thức tạo tài khoản quảng cáo sẽ được đề cập ở những bài viết tiếp theo
Xem thêm: Cách thức khởi tạo tài khoản Google Ads cho người mới bắt đầu
4.3. Thẻ thanh toán
Bên cạnh cần có 1 tài khoản Gmail chưa từng chạy Google Ads, bạn còn có cho mình 1 thẻ Visa/Mastercard để thanh toán quốc tế.
Thẻ thanh toán lại chia làm 2 loại hình
- Thẻ Debit: loại thẻ nạp tiền vào trước rồi mới sử dụng số tiền trong thẻ.
- Thẻ Credit: loại thẻ sử dụng trước rồi cuối tháng bạn sẽ thanh toán lại tiền cho ngân hàng sau.
Thẻ thanh toán tại mỗi ngân hàng sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau. Một số thẻ thanh toán khuyên dùng
- Vietcombank (lấy thẻ trong 14 ngày).
- ACB (lấy thẻ trong 30 phút).
- Techcombank.
5. Quảng cáo Google và các hình thức quảng cáo khác
5.1 Google Ads và SEO
Google Ads và SEO là hai hình thức có sự tương đồng nhau về mặt nền tảng khi cùng thực hiện dựa trên Website. Tuy nhiên, về mặt cơ chế hoạt động thì 2 hình thức này có sự khác nhau rõ rệt.
Tuy đều có liên quan đến hoạt động phân tích từ khóa nhưng Google Ads lại là hình thức quảng cáo trả tiền. SEO lại là phương thức hoàn toàn khác khi chỉ tập trung vào việc thúc đẩy thứ hạng của website trên kết quả tìm kiếm trả về dựa trên cơ chế không tính phí.
Đọc thêm: Google Ads Và Seo Khác Nhau Như Thế Nào ?
5.2 Google Ads và Facebook Ads
Google Ads và Quảng Cáo Facebook bản chất đã khác nhau ngay từ đầu. Một bên là hình thức quảng cáo bị động. Người dùng có nhu cầu thì mới thực hiện hành vi tìm kiếm trên Google.
Trong khi đó, Facebook lại là phương thức chủ động tìm kiếm khách hàng thông qua những trải nghiệm mới lạ kích thích nhu cầu trên mạng xã hội
Tùy vào từng thời điểm ở hành trình khách hàng mà mỗi người sẽ chọn cho mình phương thức quảng cáo cho phù hợp
6. Lợi ích khi thực hiện quảng cáo Google Ads
6.1. Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, người dùng đều có xu hướng tìm kiếm thông tin, đặc biệt là thông tin trên Internet. Do đó, khi mà bạn sử dụng Google Ads thì sản phẩm của bạn sẽ gia tăng cơ hội được nhiều khách hàng nhìn thấy hơn. Quan trọng hơn, khi người dùng đã tiến đến bước tìm kiếm thông tin về sản phẩm thì có nghĩa là khách hàng thực sự có nhu cầu và vì thế Google Ads sẽ giúp bạn quảng cáo sản phẩm đến khách hàng đúng thời điểm nhất
6.2. Quảng cáo xuất hiện trên nhiều nền tảng đối tác của Google
Bên cạnh quảng cáo được xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Google Ads còn cung cấp những hình thức quảng khác như Google mạng hiển thị (GDN), Youtube Video. Đối với hình thức Google Display Network, sản phẩm của bạn sẽ được hiển thị trên website các đối tác của Google dưới dạng các Banner. Trong khi đó, việc dùng Youtube sẽ truyền tải thông tin về sản phẩm dưới dạng Video
6.3. Chi phí minh bạch, chỉ tính tiền khi có người nhấp vào quảng cáo
Một ưu thế khác của hình thức Google Ads là phương thức tính phí. Đối với các phương thức quảng cáo Facebook thì cơ chế tính phí dựa vào lượt hiển thị. Trong khi đó, Google Ads chỉ tính phí khi người dùng click vào website hoặc banner
6.4. Kiểm soát ngân sách dễ dàng
Ngân sách là một vấn đề rất đáng lưu tâm khi thực hiện chạy quảng cáo. Đối với hình thức Google Ads, câu chuyện ngân sách chỉ còn là vấn đề nhỏ, thông qua cách thức thiết lập phân bổ ngân sách cho các chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo theo mốc thời gian bạn hoàn toàn có thể yên tâm theo dõi ngân sách hoạt động quảng cáo của mình mà không sợ tiền sẽ chi sai mục đích
6.5. Phục vụ cho remarketing
Google Ads còn tăng thêm khả năng tiếp thị lại ( Remarketing). Thông qua một đoạn mã mà Google cài vào website, mọi thông tin của người dùng sẽ được ghi nhớ lại. Từ đây, các mẫu quảng cáo sẽ tiếp tục được phân phối đến người dùng đã truy cập vào website nhằm thúc đẩy quá trình nhận biết sản phẩm của khách hàng
6.6. Dễ dàng đo lường được hiệu quả của chiến dịch
Một ưu thế khác của Google Ads là hệ sinh thái các sản phẩm của Google được tạo ra nhằm bổ trợ cho nhau. Nếu như bạn còn băn khoăn không biết liệu rằng chiến dịch quảng cáo mình chạy đã hiệu quả hay chưa? Thì sự ra đời của Google Analytics sẽ giúp bạn phân tích, đo lường các số liệu của chiến dịch Google Ads một cách chính xác nhất
7. Cập nhật quảng cáo Google
7.1. Follow Blog
Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về Google Ads, bạn có thể đón đọc những bài viết khác tại đây.
7.2. Khóa học Google Ads tại EQVN
Đến với khóa học Google Ads tại EQVN, học viên được lợi ích gì?
- Hiểu rõ tất tần tật những kiến thức mới nhất từ A đến Z về các hình thức quảng cáo Google Ads bao gồm Google Search, Google Display Network, Youtube Video
- Nắm vững các công việc từ tạo tài khoản, xây dựng chiến dịch, viết mẫu quảng cáo trên mạng tìm kiếm
- Nắm vững các size ảnh chuẩn của một bộ ảnh quảng cáo mạng hiển thị
- Hiểu rõ các hình thức quảng cáo Video từ Youtube Ads
- Tự tay lập một bản kế hoạch Google Ads hoàn chỉnh phục vụ cho việc set up chiến dịch quảng cáo Google Ads
Tham khảo thông tin chi tiết khóa học Google Ads tại đây.
Responses