3 khái niệm cơ bản về Digital Marketing

Khai niem co ban ve Digital Marketing

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Nền tảng vững chắc sẽ rất quan trọng trong quá trình thực thi Digital Marketing.

Digital Marketing không đơn giản là việc chạy quảng cáo Facebook, Google hoặc sử dụng SEO để tối ưu hóa thương hiệu và doanh thu của chúng ta trên nền tảng online.

Hãy tham khảo 3 khái niệm sau về Digital Marketing mà ai khi nhập môn cũng phải biết nhé.

1. Trong mô hình Marketing 4Ps, Digital Marketing thuộc vào P nào ?

Khai niem co ban ve Digital Marketing
Marketing 4Ps

Sẽ có 4 yếu tố chính được nhắc đến trong Marketing 4Ps với: Sản phẩm (Product), Place (Địa điểm), Giá (Price) và Promotion (Quảng bá).

Digital Marketing chính là các hoạt động liên quan đến Quảng bá (Promotion).

Các hình thức xuất hiện phổ biến:

Direct Digital Marketing (DDM)

Marketing kỹ thuật số trực tiếp, hay còn gọi là “DDM”, là một loại hình Marketing được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật số (Digital devices). Được sử dụng để bổ sung hoặc thậm chí thay thế các chiến lược Marketing vật lý truyền thống như: tờ rơi, khuyến mãi, thư, …

Các hình thức này phổ biến nhất bao gồm: gửi Email vào hộp thư khách hàng, SMS, Facebook messenger, hoặc các thiết bị khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Public Relation (PR)

Các hoạt động PR truyền thống để làm thương hiệu phổ biến phải được kể đến như: sự kiện ra mắt sản phẩm Apple, tủ kệ trưng bày sản phẩm của Oppo, Promotion Girls (PG) cho các hãng xe, …

Ngày nay các hoạt động PR trên Internet diễn ra với một mật độ dày đặc đến chóng mặt, lấy lợi thế từ các kênh Online được nhiều người truy cập bao gồm: Mạng xã hội, báo online, diễn đàn, Website, …

Ngoài việc sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để PR cho sản phẩm thì Digital PR thời nay đã chú trọng hơn trong việc sử dụng các Micro Influencer, người có tầm ảnh hưởng lên một nhóm người nhất định, lấy ví dụ như một chuyên gia trang điểm đưa ra lời khuyên sử dụng sản phẩm dưỡng da của hãng này vì chất lượng tốt thì người dùng sẽ tin tưởng hơn và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.

Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo truyền thông đại chúng từ xưa đến nay như TV, báo đài, tờ rơi, … vẫn đang hoạt động hiệu quả tuy nhiên giờ đây đó không còn là sự lựa chọn duy nhất khi làm quảng cáo sau khi quảng cáo hiển thị Digital ra đời (Digital Display Ads) (Video ads trên website, youtube, banner, gif, …) và không thể không nhắc đến quảng cáo tìm kiếm (SEO), phổ biến nhất vẫn là Google Search.

Các dạng quảng cáo Digital Display Ads cho bạn khả năng tiếp cận chính xác lên đối tượng sản phẩm của mình hơn do đó chi phí sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

2. Các yếu tố chính trong chiến dịch Digital Marketing

Khai niem co ban ve Digital Marketing2
Yếu tố trong Digital Marketing

Hành trình khách hàng từ khi nhận biết đến mua sản phẩm trải qua rất nhiều giai đoạn, và mấu chốt để chúng ta có thể cùng đi với khách hàng đến “cuối đoạn đường” ấy chính các vận dụng các yếu tố trong một chiến dịch Digital Marketing.

Doanh nghiệp: Khởi nguyên của mọi chiến dịch Digital Marketing chính là việc muốn đạt được mục tiêu Marketing cụ thể mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình chiến dịch Digital Marketing được thực thi, độ hiệu quả của chiến dịch sẽ được đánh giá trên khả năng hoàn thành mục tiêu ban đầu được đề ra.

Truyền thông (Communication): ý tưởng gốc của chiến dịch, thông điệp truyền tải, các lời kêu gọi hành động mà doanh nghiệp muốn khách hàng mình tiếp nhận,… từ đó doanh nghiệp có thể xác định các kênh phù hợp để can thiệp vào hành trình khách hàng.

Phương tiện (Media): Các kênh được sử dụng để truyền tải thông điệp, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý khác nhau. Ví dụ như: Google Ads, Facebook Ads, Email Marketing, …

Đo lường hiệu quả (Performance tracking): đo lường các chỉ số hiệu quả của chiến dịch, kết quả thực tế từ các chiến dịch quảng cáo đa kênh mang lại. Từ những kết quả khác nhau, các chiến dịch Digital Marketing sẽ được điều chỉnh để tối ưu được kết quả tốt nhất.

Các yếu tố trên nếu phối hợp tốt sẽ mang lại kết quả đáng kể cho doanh nghiệp liên quan đến chinh phục hành trình khách hàng và sau cùng chính là đạt được mục tiêu kinh doanh mong muốn.

3. KPI hợp lý cho các chiến dịch Digital Marketing

Khai niem co ban ve Digital Marketing
KPI

Chúng ta không thể đề ra KPI mà không tuân theo bất cứ quy tắc nào cả.

Doanh nghiệp phải xác định được Hành trình khách hàng của mình và từ đó đề ra các Mục tiêu cụ thể, và từ các mục tiêu ấy chúng ta có thể xác định được các chỉ số đo lường độ hiệu quả (Metrics). Sau cùng chính là chỉ số KPI mà ta mong muốn các chỉ số đo lường đạt được.

Lấy ví dụ như:

  • Giai đoạn nhận thức: các chỉ số cần lưu ý tới như Tiếp cận (Reach), Tần suất (Frequency), Hiển thị (Impression), …
  • Giai đoạn cân nhắc: lượt nhấn (Click), lượt tương tác (Engagement), tỷ lệ nhấp (Click through rate), …
  • Giai đoạn chuyển đổi:tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate), tỷ suất hoàn vốn (ROI), cost per acquisition (CPA), …
  • Giai đoạn trung thành: Mua lại sản phẩm (Repurchase), Return on investment (ROI), …

Tổng kết

Bạn có muốn thành tạo 3 yếu tố cần thiết trên để trở thành một người làm Digital Marketing thuần thục.

Chỉ sau 27 buổi, bạn sẽ được tiếp cận nguồn lý thuyết từ các giảng viên lâu năm làm việc tại các Agency có tiếng và thực hành song song với giảng viên về dự án bạn đang chạy hoặc sắp chạy.

Tham khảo về Khóa học Chuyên viên Digital Marketing tại EQVN nhé.

Học để thay đổi. 

Quản trị Digital Marketing tại trung tâm đào tạo eqvn

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing