Marketing “Du kích” là gì ? Ứng dụng như thế nào trong Digital Marketing

marketing du kích là gì, ứng dụng như thế nào trong digital marketing

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Từ “du kích”, khi viết ra, có vẻ rất mãnh liệt. Gợi lên hình ảnh của sự nổi loạn và xung đột. Đặt từ ấy bên cạnh từ “Marketing”, sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.

Nhưng Marketing du kích không phải là một hình thức sử dụng Marketing để chiến đấu. Nhìn xa hơn, điều đó có thể sẽ gây ra vài rắc rối và đi ngược lại với phương pháp Inbound Marketing. Trên thực tế, đây thực sự là một hình thức Marketing rất thú vị và là một cách khác để áp dụng Inbound Marketing, trong đó nâng cao nhận thức về thương hiệu với số lượng lớn khán giả, mà không làm gián đoạn hoặc gây ra điều phiền toái cho người xem.
Tuy nhiên, vì đây là hình thức khá độc đáo, nên không phải là khái niệm dễ giải thích khi đọc. Marketing du kích thường được hiểu rõ nhất khi được quan sát, vì thế đó là cách chúng ta sẽ tiếp cận các ví dụ thực tiễn về phương pháp này ở các ví dụ phía dưới.

Chúng ta sẽ bắt đầu với một số điều cơ bản xung quanh và cách thức hoạt động, tiếp theo là kiểm tra xem các chiến dịch đã được thực hiện thành công như thế nào.

Marketing du kích là gì ?

Hãy nghĩ về thời chiến tranh

Khi chúng ta nghe thấy thuật ngữ Marketing du kích, thì rất khó để không nghĩ đến chiến thuật du kích thời chiến – điều ấy khá hiển nhiên, vì đó là cách mà phong cách Marketing này được đặt tên theo.

Trong bối cảnh chiến tranh, chiến thuật du kích phụ thuộc phần lớn vào yếu tố bất ngờ. Hãy suy nghĩ về các ví dụ như: Phục kích, chớp nhoáng, đột kích bất ngờ, và hãy nghĩ sáng tạo hơn đến khái niệm Marketing du kích.

Nhưng làm thế nào mà điều ấy được chuyển thành công việc của các nhà làm Marketing ?

Trong Marketing, kỹ thuật du kích chủ yếu áp dụng dựa trên yếu tố bất ngờ. Được sáng tạo để làm ra các chiến dịch mang tính độc đáo cao khiến mọi người bất ngờ trong quá trình thực hiện hàng ngày của họ. Bạn sẽ thấy những ví dụ khớp với lý thuyết này dưới đây sau.

Thuật ngữ này được tạo ra vào đầu những năm 1980, bởi nhà văn kinh doanh quá cố Jay Conrad Levinson, người đã viết một số cuốn sách về chiến thuật du kích trong một số lĩnh vực chuyên nghiệp.

Tất nhiên, vào thời điểm đó, Marketing nói chung trông rất khác biệt so với thời nay, và trong khi Marketing du kích vẫn được sử dụng cho đến ngày nay, bối cảnh kỹ thuật số bao gồm Digital Marketing ngày càng phát triển đang thay đổi những gì Marketing du kích được nhìn thấy.

Chi phí khá “Thân thiện”

Những gì các người làm Marketing thực sự ưa chuộng về Marketing du kích là bản chất chi phí khá thấp của nó.

Chi phí đầu tư thực sự ở đây là sự sáng tạo,  tuy nhiên, việc thực hiện không cần phải quá tốn kém. Michael Brenner đã tóm tắt điều ấy một cách độc đáo trong bài viết của mình về “nội dung của Marketing du kích”, trong đó ông đóng khung phong cách Marketing này trong cùng một bối cảnh như đăng lại nội dung hiện có của bạn, lấy một số phân đoạn báo cáo và mở rộng từng phân đoạn vào một bài đăng trên blog website.

Đó là một khoản đầu tư về thời gian, và không phải là về chi phí.

Theo một cách nào đó, Marketing du kích hoạt động bằng cách tận dụng môi trường chung quanh của đối tượng bạn.

Các dạng Marketing Du Kích

Mặc dù khá kén về đối tượng, nhưng thực tế có khá nhiều dạng của Marketing du kích đã được áp dụng khắp nơi:

1. Marketing du kích ngoài trời – Outdoor Guerrilla Marketing

Thêm các yếu tố sáng tạo vào môi trường khu đô thị hiện có, như đặt một cái gì đó có thể tháo rời lên một bức tượng, hoặc đặt tác phẩm nghệ thuật (Artwork ) tạm thời trên vỉa hè và đường phố.

  • Quảng cáo Keo dán sắt

  • Graffiti: đây là dạng hình vẽ nghệ thuật đường phố thể hiện sự sáng tạo và tài nghệ điêu luyện của các nghệ sĩ đường phố

  • Phương tiện công cộng: Quảng cáo sở thú Zoo

2. Marketing du kích trong nhà – Indoor Guerilla Marketing

Tương tự như Marketing du kích ngoài trời, chỉ khác là sẽ diễn ra ở các địa điểm trong nhà như ga tàu, cửa hàng và các tòa nhà trong khuôn viên trường đại học.

  • Quảng cáo Máy ảnh Nikon trên thảm đỏ của ga điện ngầm

  • Quảng cáo sáng tạo tại các thang máy

3. Marketing du kích tại các Sự kiện – Event Guerilla Marketing

Thúc đẩy khán giả xem một sự kiện đang diễn ra – như một buổi hòa nhạc hoặc một giải thi đấu thể thao – để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đính kèm.

  • Sự kiện thể thao thu hút nhiều người tham gia – Sự kiện Color Me Run của Nước đóng chai Lavie

4. Trải nghiệm Marketing du kích – Experiential Guerilla Marketing

Tất cả những điều trên, nhưng được thực hiện theo cách khéo léo và đôi phần công phu hơn nhằm tăng trải nghiệm thương hiệu đến cho người dùng.

  • Quảng cáo Không gian sang trọng cùng với sản phẩm

  • Ghế Vip – Khẳng định vị trí của Thương hiệu

5. Marketing du kích Online – Digital Guerilla Marketing

Với sự phát triển của các thiết bị điện tử và Internet thì hình thức Marketing du kích Online đã trở nên đa dạng và “khó lường” hơn bao giờ hết. Mạng xã hội chính là công cụ và môi trường Online có nhiều người xem nhất.

Lấy Tiktok làm ví dụ điển hình, thay vì làm những video quảng cáo như trên TV. Các doanh nghiệp đã làm mọi thứ tự nhiên hơn và mang đậm chất “Du kích” như các cách làm Marketing du kích truyền thống ngày trước.

Thương hiệu sẽ tận dụng nhiều nhất vào các nội dung do chính người dùng tạo (User Generated Content)

  •  Chính tay thương hiệu sẽ sử dụng tài khoản của mình để tiếp cận người dùng – NBA đang làm rất tốt chuyện này

  • Các tài khoản có tầm ảnh hưởng (Influencers Marketing)

Bạn đừng ngạc nhiên khi các tài khoản “Mỹ nhân” có nhiều lượt theo dõi hay lên hình chung với các bộ trang điểm của họ.

  • Burger King và những comment trên trang Instagram của họ

Vào một ngày bình thường như mọi ngày, Burger King bỗng nhiên sôi nổi hẳn trên Instagram vì một cặp đôi đã tranh luận trực tiếp trên bài viết trên trang của họ. Thu hút rất nhiều tài khoản khác vào xem và tình cờ thương hiệu Burger King lại được nhắc đến.

Một vài cá nhân cho rằng Burger King cố tình làm ra tình huống để tạo hiệu ứng cho thương hiệu họ.

Khi Marketing du kích đã bước môi trường Digital, hãy hoan nghênh (hoặc tự tạo ra) những cuộc hội thoại gây chú ý như thế này vì khi ấy thương hiệu chúng ta sẽ được mọi người nhớ đến.

Tổng kết

Instagram thực ra sẽ không khác gì mấy so với Facebook, vì thế bạn có thể thoải mái áp dụng phương pháp này lên thương hiệu của mình.

Khi đã thấy hiểu Marketing du kích , nếu doanh nghiệp của chúng ta không có khả năng tài chính dư dả nhưng lại thấu hiểu khách hàng mình và có dồi dào khả năng sáng tạo, hãy thử sức với hình thức Marketing này. Sẽ không làm bạn thất vọng.

Đây là một phương pháp Marketing rất hữu dụng để áp dụng lên Facebook Fanpage của bạn cộng với các chiến lược Facebook Marketing hợp lý, bạn sẽ gia tăng cơ hội tạo ra nguồn đơn hàng dồi dào hơn cho doanh nghiệp của mình.

Hãy tham khảo khóa học Facebook Marketing tại EQVN:

  • Thấu hiểu khách hàng của Doanh nghiệp
  • Nhắm chính xác đối tượng mục tiêu quảng cáo
  • Sáng tạo nội dung quảng cáo
  • Đánh giá độ hiệu quả các chiến dịch quảng cáo
Quản trị Digital Marketing tại trung tâm đào tạo eqvn

Chia sẻ bài viết:

Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
Share on pinterest

Bài viết cùng chủ đề

Responses

Bài viết hữu ích

Tài liệu Digital Marketing