Trong quảng cáo Google Tìm kiếm, công việc lựa chọn và phân tích từ khóa là một khâu hết sức quan trọng. Đặc biệt, từ khóa là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu quảng cáo. Phân tích từ khóa chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. Ngoài ra, khi lựa chọn từ khóa chuẩn là góp phần giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận chưa hiểu rõ lựa chọn từ khóa như thế nào cho phù hợp và phân tích từ khóa như nào là chuẩn xác.
Vậy thì làm thế nào để lựa chọn từ khóa đúng cách, với số tiền bỏ ra hợp lý mà hiệu quả đạt được lại tốt nhất. Tất cả sẽ được giải đáp ở phần sau của bài viết. Giờ thì cùng tìm hiểu 5 bước lựa chọn từ khóa quảng cáo Google thần thánh sau đây.
- Xem thêm: Tổng quan về quảng cáo google ads
- Xem thêm: Phân tích từ khóa chuyên sâu với Google Keyword Planner
1. Phân loại Website
Trước khi bắt đầu phân tích từ khóa và lựa chọn cho phù hợp, trước tiên chúng ta cần ưu tiên xác định website thuộc loại nào. Website thì có nhiều loại, tùy mục đích mà chúng ta lựa chọn cho phù hợp, bên dưới là một số loại website
- Website xã hội: những website thuộc nhóm này thông thường sẽ là những trang mạng xã hội, những website thiên hướng kết nối như Facebook, Twitter
- Website doanh nghiệp: những website loại này mang tính chất cung cấp thông tin và là nơi truyền tải những hoạt động, những sự kiện có liên quan đến doanh nghiệp
- Website tin tức: thông thường là kênh thông tin của các trang báo hoặc nhà xuất bản như Vnexpress, thanhnien, tuoitre, cafef
- Website giải trí:
- Website mua bán: các website này mang tính chất như những trang rao vặt hoặc là những trang được xây dựng chỉ nhằm mục đích bán hàng
- Website thương mại điện tử: là loại hình website được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, những website dạng này chỉ dành cho những cá nhân hoặc tổ chức có tiềm lực mạnh về tài chính. Một số ông lớn trong ngành có thể kể đến như Shopee, Lazada, Tiki
2. Phân loại từ khóa
- Xem thêm: Các loại đối sánh từ khóa
2.1. Dạng từ khóa
Khi bắt đầu phân tích từ khóa, ta cần phân từ khóa ra thành các dạng khác nhau, từ khóa bao gồm 2 dạng: từ khóa chính và từ khóa phụ
- Từ khóa chính: là những từ khóa có liên quan mật thiết và tập trung chính vào sản phẩm hay dịch vụ. Những từ khóa dạng này thường là những từ khóa ngắn và có độ cạnh tranh cao
- Từ khóa phụ: là những từ khóa được phát triển, mở rộng ra từ từ khóa chính. Từ khóa phụ có thể có chứa từ khóa chính, đó có thể là những từ khóa mô tả sản phẩm, dịch vụ cụ thể, chi tiết hơn
Khi phân tích từ khóa, dù cho là từ khóa chính hay phụ, chúng ta đều phải xác định rõ nhu cầu của khách hàng là gì? Cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để biết được khi khách hàng có nhu cầu thì sẽ tìm kiếm những từ khóa gì. Việc phân tích từ khóa có như vậy mới giúp mang lại hiệu quả cao nhất
2.2. Yếu tố để từ khóa
– Ở góc độ của người dùng: các dạng từ khóa bao gồm
Từ khóa thông tin (Information), định hướng (Navigation) hay giao dịch (Transaction)
- Từ khóa thông tin: chỉ dừng lại ở ý nghĩa giải quyết nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng
Vd: Lịch chiếu phim rạp CGV, tiến độ thanh toán dự án Sunshine City
- Từ khóa định hướng: là từ khóa bản thân người dùng để tìm kiếm một website cụ thể, nghĩa là họ đã biết đến doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi tìm kiếm
Vd; Website EQVN
- Từ khóa giao dịch: là từ khóa có chứa 1 hành động cụ thể gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng muốn tìm kiếm
Vd: học Digital Marketing tại TPHCM
– Ở góc độ người làm quảng cáo: từ khóa được chia làm nhiều dạng khác nhau
- Từ khóa đối sánh dạng rộng
- Từ khóa đối sánh dạng rộng có điều chỉnh
- Từ khóa đối sánh cụm từ
- Từ khóa đối sánh chính xác
- Từ khóa đối sánh phủ định
Thông tin chi tiết về các loại từ khóa đối sánh sẽ được nói rõ hơn ở một bài viết khác, để hiểu rõ hơn vui lòng truy cập: Link bài viết về các dạng từ khóa trong Google Ads
3. Sử dụng một số cách tìm kiếm từ khóa đơn giản
- Tên sản phẩm/dịch vụ + tính năng. Vd: Điện thoại di động có bảo mật giọng nói
- Tên sản phẩm/dịch vụ + địa điểm. Vd: TV tại TPHCM
- Tên sản phẩm/dịch vụ + thương hiệu. Vd: điện thoại di động iPhone X
- Động từ + tên sản phẩm/dịch vụ + địa điểm. Vd: Mua iPhone tại quận 1
- Động từ + tên sản phẩm/dịch vụ + tính năng. Vd: Mua điện thoại di động có bảo mật vân tay
Khi phân tích từ khóa để lựa chọn cũng nên quan tâm đến độ dài của từ khóa. Thế thì độ dài của từ khóa như thế nào là hợp lý. Đó là những từ khóa có độ dài từ 3 – 5 từ. Không nên chọn các từ khóa chỉ có 1 từ. Đây là những từ khóa rất chung chung nhưng lại có mức độ cạnh tranh rất cao. Những từ khóa dạng này không nhằm mục đích hướng đến khách hàng mục tiêu. Vd: Lựa chọn từ khóa “mua nhà quận 3” thay vì “nhà” khi có nhu cầu muốn mua nhà ở TPHCM
Nên hạn chế những từ khóa có chứa quá nhiều từ, bởi không phải lúc nào người dùng cũng tìm kiếm chính xác từng từ khóa và như vậy cơ hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng vì thế mà ít đi. Vd: Từ khóa “đặt lịch khám bệnh online bác sĩ bệnh viện không chờ đợi cấp số thứ tự”
4. Sử dụng một số công cụ hỗ trợ đánh giá và phân tích từ khóa
Khi phân tích và đánh giá từ khóa, cần sử dụng nhiều phương pháp và công cụ hỗ trợ khác nhau trước khi ra quyết định lựa chọn bộ từ khóa để chạy quảng cáo cho phù hợp
Trên thị trường hiện tại có khá nhiều công cụ hỗ trợ cho các công việc liên quan đến từ khóa. Tuy nhiên, ở bài viết này chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu những bộ công cụ do chính Google cung cấp
- Google Search
Khi bắt đầu phân tích từ khóa, trước tiên chắc chắn bạn sẽ có cho mình được từ khóa chính cho bộ từ khóa. Tuy nhiên, để có thể từ đó để phát triển ra thêm nhiều từ khóa khác thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm.
Trong trường hợp chưa có kinh nghiệm thì sao? Lúc này, chúng ta chỉ việc nhập từ khóa “chính” vào ô tìm kiếm của Google. Nếu để ý, chúng ta sẽ thấy Google sẽ cung cấp thêm một loạt các từ khóa có liên quan đến chủ đề mà chúng ta tìm kiếm. Lúc này, việc bạn cần làm chỉ là lựa chọn từ khóa từ những gợi ý đó sao cho phù hợp
- Google Keyword Planner
Một công cụ khác sẽ hỗ trợ trong việc nghiên cứu từ khóa của Google là Keyword Planner, công cụ này ngoài việc gợi ý cho chúng ta biết các từ khóa có cùng chủ đề, nó còn hỗ trợ cho việc cung cấp các số liệu có liên quan đến “số lượng tìm kiếm trung bình” của từ khóa đó, “tỷ lệ số nhấp chuột”, ”chi phí cho một lần nhấp chuột – CPC”. Từ chính các chỉ số này, chúng ta sẽ có thể lựa chọn từ khóa phù hợp
5. Chọn bộ từ khóa để chạy
Khi đã trải qua các bước ở trên, chúng ta đã có một bộ từ khóa hoàn chỉnh, quá trình phân tích từ khóa và lựa chọn hoàn chỉnh kéo dài 5 bước như đã trình bày. Hoàn thành 5 bước trên bạn hoàn toàn có thể tự tin có thể xây dựng bộ từ khóa cho những dự án, chiến dịch của mình.
- Xem thêm: Cách tối ưu google ads
- Xem thêm: Tổng quan về digital marketing
Responses